Kinh nghiệm của huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 51 - 53)

1 Q ản lý nhà nướ ề xây dựng nông thôn mới

1.4.2.4. Kinh nghiệm của huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang có 01 xã: Định Hòa (thuộc huyện Gò Quao) được Ban Bí thư Trung ương Đảng chọn là 01 trong 11 xã của cả nước thực hiện thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhận thức vị trí, vai trò của xây dựng “nông thôn mới” theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ VII, Ban Thường vụ Huyện ủy huyện Gò Quao đã tập trung xây dựng kế hoạch giám sát vai trò của cấp ủy xã trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. Tổ chức hội nghị giao ban chuyên đề về cách làm, kinh nghiệm, giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng chương trình nông thôn mới, Ban Chỉ đạo nông thôn mới của huyện đã tích cực triển khai, phân công cán bộ kiểm tra, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, việc triển khai xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Qua đó khơi dậy sức mạnh trong cộng đồng dân cư, nội lực của cộng đồng đã được phát huy. Nhiều mô hình kinh tế mới được thành lập và phát triển trong sản xuất. Đặc biệt, qua thí điểm mô hình nông thôn mới xã Định Hòa được hình thành rõ nét với kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện, trình độ dân trí và chất lượng hệ thống chính trị cơ sở từng bước được nâng cao, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Chương trình xây dựng nông thôn mới xã đã ghi nhận 564 hộ hiến 88.591 m làm đường và các công trình phục vụ dân sinh với tổng giá trị hơn 100 tỷ đồng.

Về công tác xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cũng được ưu tiên lồng ghép để tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng như hỗ trợ vật liệu xây dựng và kinh phí cùng với sự tự nguyện hiến đất, đóng góp về vật chất và nhân lực của nhân dân để xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn tạo ra bước đột phá trong xây dựng nông thôn mới của huyện. Hàng năm, các nguồn vốn được đầu tư huyện đã tiến hành xây mới, đồng thời cải tạo nâng cấp các trường học để các trường có đầy đủ cơ sở vật chất tiến tới đạt chuẩn Quốc gia. Hệ thống điện và tỷ lệ số hộ được sử dụng điện thường xuyên đạt 98,66%. Công tác giáo dục, y tế, dạy nghề, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, tạo cảnh quan môi trường được tập trung thực hiện và nâng cao hiệu quả. Thường xuyên khuyến khích, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ tham gia học tập các lớp đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Từ đó, hệ thống tổ chức chính trị các xã đạt chuẩn cao hơn, chất lượng hiệu quả hoạt động ngày được nâng lên. Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội tại các xã được giữ vững, nhân dân thực hiện đúng các quy định của pháp luật, các tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi.

So với trước khi thực hiện Chương trình, các xã đều có các tiêu chí đạt chuẩn tăng; xã có số tiêu chí tăng cao nhất là 16 tiêu chí; xã có số tiêu chí tăng thấp nhất là 04 tiêu chí. Trung bình số tiêu chí tăng của 10 xã là 6 - 9 tiêu chí. Tính đến nay huyện đạt 14,2/19 tiêu chí; trong đó, có 01 xã đạt 19 tiêu chí, 04 xã đạt 15 tiêu chí, 02 xã đạt 14 tiêu chí, 02 xã đạt 12 tiêu chí và 01 xã đạt 11 tiêu chí.

Từ những kết quả đạt được và những hạn chế trong quá trình xây dựng NTM, Gò Quao rút ra được những kinh nghiệm thực tiễn như sau:

Một là, có quy chế làm việc rõ của BCĐ NTM các cấp, từ đó phân công và xác định rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân được phân công. Chế độ hội họp định kỳ được duy trì thường xuyên cũng giúp chế độ báo cáo, tổng

hợp, chỉ đạo sát với tình hình thực tế, tránh tình trạng quá trình xây dựng đề án thì sâu sát, quá trình tổ chức triển khai lại thiếu kiểm tra, hỗ trợ, làm hạn chế hiệu quả thực hiện.

Trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện phải có kế hoạch, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ đề ra để có sự điều chỉnh và có giải pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng để động viên kịp thời các địa phương làm tốt, các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho Chương trình.

Hai là, đểthực hiện các tiêu chí, cần có các “sản phẩm” cụ thể. Đó cũng là cơ sở để bàn bạc trong cộng đồng, nhân dân hiến kế, cách thức thực hiện (thấy được kết quả, lợi ích, ...), từ đó thuyết phục, tạo sự đồng thuận trong huy động các nguồn lực.

Ba là, phải luôn tuyên truyền trong nhân dân về phương châm: Huy động nội lực tại chỗ là chính, lấy sức dân lo cuộc sống cho dân, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần thông qua các chương trình đầu tư theo quy hoạch và định hướng phát triển của từng thời kỳ.[2]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)