Giải pháp về rà soát điều chỉnh quy hoạch và thực hiện quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 102 - 106)

1 Q ản lý nhà nướ ề xây dựng nông thôn mới

3.2.3. Giải pháp về rà soát điều chỉnh quy hoạch và thực hiện quy

sức xây dựng nông thôn mới gắn với tuyên truyền, phổ biến nhân rộng và khen thưởng những mô hình tốt và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới.

3.2.3. Giải pháp về rà soát điều chỉnh quy hoạch và thực hiện quy hoạch hoạch

Lập quy hoạch xây dựng NTM là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng NTM trong cả nước nói chung và ở huyện Giang Thành nói riêng. Do đó, cần có sự nghiên cứu, đầu tư kỹ lưỡng để có thể đưa ra những giải pháp lập quy hoạch, đề án mang tính khả thi cao, có chất lượng đáp ứng được xu thế phát triển chung của cả huyện.

Để thực hiện thành công xây dựng NTM hệ thống quy hoạch đảm bảo đồng bộ, đầy đủ và sát với thực tế, đồng thời phải có tính khả thi cao thì triển khai mới có thể đạt hiệu quả. Để quy hoạch đảm bảo đồng bộ, trong hệ thống quy hoạch của huyện về xây dựng nông thôn mới, trước hết phải tổ chức rà soát quy hoạch đã có, đối chiếu và có sự điều chỉnh phù hợp, tránh có sự chồng chéo lẫn nhau như: giao thông, thủy lợi, điện, hệ thống thoát nước, khu dân cư…v.v Cũng trên cơ sở rà soát quy hoạch khẩn trương bổ sung những quy hoạch của ngành, lĩnh vực còn thiếu, đảm bảo có đầy đủ hệ thống quy hoạch từng ngành, lĩnh vực, quy hoạch càng chi tiết thì càng thuận tiện cho việc triển khai thực hiện cụ thể đối với huyện Giang Thành cần khẩn trương củng cố và xây dựng hoàn chỉnh các quy hoạch đảm bảo đầy đủ và đồng bộ.

Điều cần thiết trong việc quy hoạch khắc phục hạn chế đã qua đó là quy hoạch phải sát với thực tế và có tính khả thi cao, tránh tình trạng quy hoạch nhưng không thực hiện được theo quy hoạch như hiện nay hoặc quy hoạch nhưng chưa biết khi nào sẽ thực hiện gây khó khăn cho hiện tại trong quá

trình thực hiện hay nói cách khác là quy hoạch treo, quy hoạch kéo dài, như một số quy hoạch trong thời gian qua đó là: quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao, quy hoạch nhà ở dân cư; quy hoạch hạ tầng đô thị Đầm Chít v.v… Việc lập quy hoạch, đề án xây dựng xã nông thôn mới phải có sự kế thừa hợp lý giữa các quy hoạch, cơ sở vật chất đã có; lựa chọn, bố trí công trình hạ tầng phù hợp, khoa học, sát thực tế và có tính đến phương án ứng phó với biến đổi khí hậu. Đối với các công trình hạ tầng của xã, thôn còn giá trị sử dụng lâu dài nhưng chưa đạt chuẩn thì lập kế hoạch cải tạo, nâng cấp. Đối với các công trình xây dựng mới phải đạt chuẩn nông thôn mới; các công trình đòi hỏi nhiều vốn thì thực hiện theo lộ trình nhưng quy hoạch phải đủ chuẩn, bảo đảm yêu cầu phát triển lâu dài. Chính quyền và nhân dân trong xã phải là chủ thể quyết định nội dung quy hoạch và thực hiện quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn xã.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Giang Thành đến năm 2020, đối với huyện Giang Thành cần chú trọng một số quy hoạch mang tính chất cấp thiết và quyết định cho việc xây dựng nông thôn mới ở Giang Thành hiện nay.

- Quy hoạch sản xuất: hiện nay, huyện Giang Thành đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc quy hoạch vùng nguyên liệu sản suất lúa chất lượng cao để bao tiêu sản phẩm lúa chất lượng cao, quy hoạch phát triển cây con có giá trị kinh tế và vùng sản xuất lúa - tôm (mùa nước mặn và mùa nước ngọt). Vì vậy, Nhà nước cần có sự thống nhất trong quy hoạch không để tình trạng vướng mắc. Để khắc phục tình trạng trên yêu cầu tiên quyết đó là phải thực hiện quy hoạch tổng thể, cơ cấu lại ngành nông nghiệp làm căn cứ cho các quy hoạch khác.

- Trong sản xuất với đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội như hiện nay, Nhà nước cần tiến hành xây dựng quy hoạch sản xuất phù hợp với

từng vùng, lựa chọn loại giống cây có giá trị kinh tế cao, từ đó định hướng sản phẩm trở thành sản phẩm của vùng (xã), phân chia khu vực sản xuất phù hợp như; sản xuất lúa, trồng hoa màu, cây ăn trái, nuôi thủy sản nước ngọt, nuôi thủy sản nước mặn. Thực hiện tốt công tác quy hoạch về sản xuất là cơ sở để đầu tư hệ thống thủy lợi, lưới điện, giao thông và các quy hoạch khác cho phù hợp.

- Về hệ thống thủy lợi: xây dựng hệ thống thủy lợi huyện Giang Thành phải phù hợp với quy hoạch thủy lợi chung của vùng Tứ giác Long Xuyên là kiểm soát lũ, ngăn mặn, cung cấp nước với chất lượng đảm bảo phục vụ cho yêu cầu phát triển bền vững, hiệu quả cao của từng tiểu vùng, từng ngành.

- Bổ sung quy hoạch về việc xây dựng nhà máy chế biến thủy sản (tôm) khu vực xã Phú Mỹ, đây là quy hoạch hết sức cần thiết để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào việc tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp góp phần nâng cao cho hiệu quả sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho

người dân ở địa phương.

- Hoàn chỉnh quy hoạch về phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện, trong đó cần có giải pháp về vốn và xác định các tuyến trọng điểm để đẩy nhanh đầu tư, ưu tiên đầu tư, tạo điều kiện để người dân đi lại dễ dàng, phục vụ cho các hoạt động trao đổi, mua bán, giao lưu phát triển kinh tế - văn

hóa - xã hội ở địa phương.

- Điều chỉnh quy hoạch hạ tầng khu đô thị Đầm Chít gắn với khu hành chính huyện cho phù hợp xu hướng tới (bao gồm giao thông, hệ thống chiếu sáng, cây xanh, nhà ở dân cư, trung tâm thương mại...) để có điều kiện phấn

đấu nâng Đầm Chít lên thị trấn vào năm 2020 theo Nghị quyết. Hoàn thành dự án tuyến dân cư vành đai biên giới giai đoạn 2, 3; tiếp tục thực hiện tốt Quyết định 1776 của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp ổn định dân cư biên giới giai đoạn 2014-2020.

Để đảm bảo năm 2020 có 99% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia và đủ điện phục vụ sản xuất theo Nghị quyết Đại hội XII Đảng bộ huyện. Phải tiếp tục thực hiện quy hoạch và phát triển lưới điện, hạ thế điện cho nhân dân sử dụng. Đặc biệt là quy hoạch hệ thống điện để phục vụ cho sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi trong sử dụng và giảm chi phí trong quá trình sản xuất của người nông dân, như bơm tưới đồng loạt, gieo sạ đồng loạt, phục vụ cho sản xuất, chú ý nâng cấp hệ thống điện các tuyến kênh T3, T4, T5 (1 pha lên 3 pha) và xóa hết vùng lõm.

- Đối với quy hoạch các cụm, tuyến dân cư, thôn xóm: trước hết cần xác định quy mô dân số cũng như số hộ gia đình, các công trình công cộng. Bên cạnh đó, khi quy hoạch các khu dân cư mới cần tuân thủ quy hoạch chung của huyện về quy hoạch đô thị, tránh chồng chéo; hoàn chỉnh và phát huy hiệu quả các cụm tuyến dân cư, chủ động phòng tránh thiên tai lũ lụt để nhân dân yên tâm sinh sống và ổn định sản xuất. Trong đó chú trọng tuyến Quốc lộ N1 có khoảng 65% hộ, còn lại phân bố theo các tuyến và cụm dân cư. Điều chỉnh, quy hoạch lại các cụm tuyến dân cư vành đai biên giới giai đoạn 2, tuyến Nam Vĩnh Tế, Hà Giang.

+ Đối với quy hoạch nhà ở dân cư: cần tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện theo một số mẫu nhà phù hợp đặc điểm tập quán, việc xây dựng cần thực hiện đồng bộ về chiều cao, kiểu dáng các ngôi nhà, thực hiện phân giới cắm mốc hành lang lộ giới nhằm tạo cảnh quan mang những nét đặc trưng của nông thôn. Tuy nhiên, trong quy hoạch nhất thiết phải xa khu chăn nuôi, có hệ thống thoát nước đồng bộ và có nơi thu gom rác thải tập trung.

- Đối với điều chỉnh quy hoạch trung tâm Thị trấn Đầm chít: cần xác định vị trí, ranh giới, diện tích đất sử dụng, định hướng kiến trúc đặc trưng đối với khu trung tâm và từng công trình công cộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)