1 Q ản lý nhà nướ ề xây dựng nông thôn mới
2.2.5. Công tác kiểm tra, giám sát
Ban chỉ đạo huyện trên cơ sở phân công các thành viên của ban chịu trách nhiệm phụ trách đối với các trên địa bàn huyện. Huyện thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo kế hoạch và đột xuất địa bàn phân công phụ trách, qua đó giúp cho các ngành, cấp ủy, chính quyền cấp xã kịp thời phát hiện các sai phạm, bổ sung, điều chỉnh các giải pháp chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới phù hợp. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc kiểm tra tiến độ và kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình. Thực hiện giám sát đối với toàn bộ các hoạt động tổ chức quản lý, điều hành chương trình của các xã. Ban chỉ đạo của huyện làm việc với ban chỉ đạo các xã nghe báo cáo tình hình tiến độ triển khai thực hiện chương trình và tiến hành kiểm tra tại xã. Định kỳ hàng quý, năm, ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã báo cáo tình hình về ban chỉ đạo của huyện, tỉnh.
HĐND 02 cấp thực hiện giám sát thường xuyên thông qua các vị đại biểu ở các ấp, thông qua các hội nghị tiếp xúc cử tri, trao đổi thông tin, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, những vấn đề nổi cộm xoay quanh các vấn đề nông thôn mới.
Ngoài ra, Huyện ủy ra Quyết định số 127-QĐ/HU ngày 02-5-2012; Quyết định kiểm tra số 485-QĐ/HU ngày 25-8-2014 kiểm tra đối với Đảng ủy các xã về lãnh đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Qua kiểm tra đã kịp thời chấn chỉnh công tác triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Vai trò của người dân trong việc kiểm tra quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được coi trọng nhằm thực hiện đúng mục đích “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” .
Bên cạnh chức năng giám sát của cơ quan nhà nước tại các xã trong huyện đều thành lập các ban giám sát nhân dân với mục đích tạo thêm cơ chế để nhân dân tham gia giám sát, hạn chế những sai phạm, tiêu cực trong quá trình thực hiện các công trình, dự án. Tuy nhiên, hoạt động của các ban giám sát nhân dân nhìn chung còn gặp khó khăn: do trình độ hiểu biết, cả nể và các đối tượng chịu giám sát thiếu sự hợp tác… kinh phí hoạt động còn eo hẹp một số thành viên ban giám sát nhân dân chưa thực sự tích cực với trách nhiệm của mình.
2.3. Q ản lý nhà nướ ề xây dựng nông thôn mới tại h yện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang
Qua 5 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM của huyện về cơ bản đã thực hiện tốt yêu cầu chỉ đạo của BCĐ tỉnh, Huyện ủy nhất là công tác tuyên truyền, quy hoạch, kế hoạch đầu tư, huy động các nguồn lực để thực hiện các tiêu chí trong từng năm vì vậy, đạt kết quả tốt trên một số lĩnh vực góp phần giảm bớt khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy chưa có xã nào đạt 19 tiêu chí và có nhiều tiêu chí chưa đạt được nhưng tỷ lệ, nội dung trong tiêu chí đạt khá như: giao thông nông thôn (tính chung đạt 35,01%, đường trục xã đạt trên 70%, đường trục ấp đạt 27,2%), nước sạch đạt 41%, thủy lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất, y tế, đào tạo,…đều có nâng lên. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong huyện (thu nhập tăng từ 16 triệu (năm 2010) lên 36 triệu (năm 2015)) việc đi lại, học hành, chữa bệnh, nhà ở dân cư và các nhu cầu khác tốt hơn nhiều.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện: về công tác quản lý nhà nước, những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập, tính bền vững và khả năng nhân rộng của mô hình.
2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân - Những kết quả đạt được nhân - Những kết quả đạt được
Chương trình xây dựng NTM được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, nhất là trong việc định hướng, đề ra các mục tiêu, giải pháp triển khai thực hiện ngay từ ban đầu. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới các cấp được thành lập từ huyện đến ấp và không ngừng được kiện toàn, củng cố với những nhiệm vụ cụ thể được phân công cho từng thành viên là yếu tố quan trọng giúp thực hiện chương trình được chủ động hơn. Công tác tuyên truyền, vận động được quan tâm chỉ đạo, nhận thức trong cán bộ, đảng viên và người dân được nâng lên về mục đích, ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới. Ở các xã, nội dung xây dựng nông thôn mới đã được đưa vào nghị quyết của Đảng bộ, để tổ chức thực hiện và được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới được quản lý và chỉ đạo thực hiện theo các bước quy trình hướng dẫn, tất cả các xã đã hoàn thành xong đề án quy hoạch. Cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn đang chuyển dịch đúng hướng. Mục tiêu quan trọng nhất là phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân đã được thể hiện ngày càng rõ, trên cơ sở áp dụng các mô hình sản xuất có hiệu quả, gắn với quy hoạch và phù hợp với đặc điểm của mỗi địa phương, đồng thời áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ. Đời sống kinh tế - xã hội của người dân tại các xã được cải thiện. Năm 2015, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt gần 2.973,664 tỷ đồng, bình quân thu nhập đầu người đạt 36 triệu/năm. Đồng thời, một số lượng lớn lao động ở nông thôn đã được đào tạo nghề, tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp có thu nhập ổn định và cao hơn. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đã chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng sản xuất khu vực phi nông nghiệp. Nhờ phát triển kinh
tế, tăng thu nhập nên công tác giảm nghèo đã được thực hiện một cách hiệu quả.
Về phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu: Đây là nhóm tiêu chí được huyện quan tâm và chỉ đạo tích cực trong quá trình triển khai chương trình. Việc xây dựng nâng cấp các công trình đều trên cơ sở yêu cầu cấp thiết của người dân và nguồn lực tổng hợp từ nhiều nguồn, nhà nước, địa phương, doanh nghiệp, người dân, trong đó nguồn vốn của Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đóng góp của người dân chủ yếu là một phần vốn huy động đầu tư giao thông nông thôn, hiến đất để xây dựng đường giao thông ấp, tham gia vận động nhân dân giải phóng mặt bằng.
Đã tập trung và huy động được nhiều nguồn lực tài chính cho Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhất là chương trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Những kết quả trên đây cho thấy, quá trình quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Giang Thành đã được triển khai có hiệu quả. Thành công bước đầu này còn cho thấy tác động tích cực đối với các cấp, các ngành và người dân về vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Qua đó, tăng lòng tin của dân cư nông thôn đối với sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước.
Những kết quả trên đã tác động tích cực đến công tác thực hiện 19 tiêu chí xây dựng NTM (tính đến hết tháng 12/2015) toàn huyện đạt được tổng số 52 tiêu chí, bình quân mỗi xã đạt 10,4 tiêu chí (tăng 28 tiêu chí so với với năm 2011). Cụ thể, xã Vĩnh Phú đạt 11 tiêu chí (tăng 07 tiêu chí so với năm 2011), Vĩnh Điều đạt 11 tiêu chí (tăng 06 tiêu chí so với năm 2011), Tân Khánh Hòa đạt 11 tiêu chí (tăng 05 tiêu chí so với năm 2011), Phú Lợi đạt 09 tiêu chí (tăng
5 tiêu chí so với năm 2011), Phú Mỹ đạt 10 tiêu chí (tăng 05 tiêu chí so với năm 2011).
- Nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ yếu là do Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ra đời rất phù hợp lòng dân, được nhân dân hưởng ứng thực hiện. Trong quá trình thực hiện chương trình thông qua bộ tiêu chí các cấp, các ngành xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên nên có quyết tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Có sự quan tâm đầu tư lớn của trung ương, cấp tỉnh đối với vùng biên giới, khó khăn nhất là hạ tầng cơ sở.
Công tác tuyên truyền, chỉ đạo triển khai được quan tâm và sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong huyện, đặc biệt tại cấp cơ sở đã quán triệt và triển khai nghiêm túc để người dân hiểu rõ xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đây là một quá trình mang tính lâu dài. Để xây dựng nông thôn mới, trước hết phải tổ chức tốt sản xuất, phải huy động cao các nguồn lực của nhân dân địa phương và phải dựa vào sức mình là chính.
Bước đầu huy động các nguồn lực của địa phương và sự đóng góp của nhân dân, kết hợp lồng ghép bố trí kinh phí từ các chương trình dự án khác đầu tư cho các xã xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
- Hạn chế:
Bên cạnh kết quả đạt được huyện Giang Thành cũng gặp phải những nhược điểm và hạn chế trong quá trình triển khai xây dựng NTM, cụ thể như sau:
Công tác chỉ đạo thực hiện chương trình có lúc, có nơi chưa được quan tâm đúng mức; nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn chưa thật đầy đủ; sự lãnh đạo, chỉ đạo ở một số xã còn chưa sâu sát, thiếu
quyết liệt; nguồn lực đầu tư còn hạn chế. Một số phòng, ngành của huyện chưa chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện của chương trình; sự phối hợp giữa một số phòng, ngành và phối hợp với các địa phương chưa chặt chẽ; việc lồng ghép các chương trình, đề án, dự án trên địa bàn còn hạn chế.
Công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các xã tiến hành còn chậm và gặp nhiều khó khăn do vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc khmer sinh sống; lực lượng tư vấn còn thiếu kinh nghiệm chưa sát với tình hình cụ thể từng địa phương, tồn tại nhiều bất cập, khó khăn. Quy hoạch được phê duyệt phát sinh nhiều nội dung cần điều chỉnh, nhất là quy hoạch sản xuất nông nghiệp, giao thông nhưng đến nay chưa được điều chỉnh; việc cắm mốc, quản lý quy hoạch chưa thực hiện được do thiếu nguồn kinh phí. Quá trình thực hiện quy hoạch chưa bám sát nội dung ưu tiên.
Việc huy động các nguồn lực rất hạn chế. Nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí cho chương trình xây dựng NTM còn rất thấp. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn vốn vào xây dựng NTM tại một số địa phương chưa thực sự hiệu quả, do công tác quy hoạch chưa sát với thực tế.
Công tác đánh giá thực trạng nông thôn theo tiêu chí NTM tại một số xã còn chưa sát, chưa đúng, còn chạy theo thành tích, thiếu sự quan tâm đúng mức. Một số tiêu chí đạt nhưng chất lượng không cao; công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thực hiện còn chậm. Chuyển biến trên các lĩnh vực y tế - văn hóa - giáo dục, đào tạo nghề nông thôn chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới. Môi trường nông thôn đang là vấn đề nan giải, còn nhiều bức xúc ở các địa phương.
Về công tác đào tạo nghề cho nông dân, nhìn chung chưa gắn với các dự án, chương trình và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Kế hoạch dạy nghề chưa căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương, chưa gắn với nhu cầu của thị trường lao động, của sản xuất kinh doanh [5,tr. 21].
Tuy được coi là chủ thể trong quá trình xây dựng nông thôn mới nhưng vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới vẫn còn rất mờ nhạt. Người dân chưa thực sự hiểu rõ về nông thôn mới và có tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ từ Nhà nước, do đó, chương trình chưa thực sự huy động được các nguồn lực từ người dân và cộng đồng. Chính quyền còn phải tham gia sâu vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế của các hộ nhất là các hộ nghèo trong cách thức sản suất...
Công tác kiểm tra, giám sát xây dựng nông thôn mới còn nhiều bất cập mặt dù công tác kiểm tra được thực hiện theo định kỳ nhất là công tác đầu tư và xây dựng vẫn còn sai sót yếu kém trong quá trình thực hiện; công tác thống kê, báo cáo của các xã còn sơ sài, chưa đúng hướng dẫn quy định nên khó khăn trong công tác kiểm tra, giám sát tại các xã xây dựng nông thôn mới.
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân khách quan
Toàn huyện chỉ có 5 xã đều là xã biên giới thuộc diện 135 của Chính phủ đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, trong khi nguồn lực đầu tư cho hạ tầng - kỹ thuật còn hạn chế, phân tán. Tình hình kinh tế hiện nay gặp khó khăn nên nguồn vốn (nhất là vốn huy động trực tiếp trong nhân dân và doanh nghiệp) rất hạn chế, nguồn vốn thực hiện chủ yếu từ ngân sách nhà nước.
Một số chỉ tiêu, tiêu chí yêu cầu lớn nên khó thực hiện, khó nâng cao. Một số xã đạt yêu cầu về các tiêu chí này nhưng không cao. Cụ thể như tiêu chí về y tế có nội dung “tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế” các xã của huyện Giang Thành đã đạt yêu cầu về tiêu chí này do nhà nước hỗ trợ 100%,
nhưng nếu hết chính sách, người dân tự mua thì khả năng đạt tiêu chí này rất khó.
+ Nguyên nhân chủ quan
Sự vào cuộc của một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa quyết liệt, thiếu tâm huyết, thiếu trách nhiệm; còn có ý thức trông chờ, ỷ lại, việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban quản lý chưa rõ ràng, thiếu kiểm điểm đánh giá kết quả phân công để chấn chỉnh dẫn đến việc triển khai tổ chức thực hiện chương trình còn yếu và chưa kịp thời.
Năng lực cán bộ lãnh đạo một số xã còn hạn chế, thiếu chủ động, chưa tích cực trong việc triển khai chương trình, việc phối hợp với đơn vị tư vấn chưa kịp thời, sát sao, còn khoán trắng cho đơn vị tư vấn dẫn đến tiến độ thực hiện chậm so với kế hoạch. Cán bộ theo dõi NTM cấp xã năng lực còn hạn chế, lúng túng và chưa thật sự sâu sát với chương trình.
Do bộ phận tham mưu cấp huyện còn kiêm nhiệm. Một số phòng, ngành của huyện chưa chủ động, tích cực trong việc phối hợp chỉ đạo các xã theo tiêu chí ngành dọc; chưa sâu sát để nắm bắt tình hình và tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở; còn tư tưởng ỷ lại, coi đây là trách nhiệm riêng của ngành nông nghiệp. Một số thành viên BCĐ chưa tích cực đi cơ sở hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác xây dựng NTM tại địa bàn được phân công.
UBND các xã chưa có kế hoạch và giải pháp cụ thể nhằm phát huy các nguồn lực trong cộng đồng dân cư.
Tiểu kết chương 2
Như vậy, xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị - xã hội, từ các cơ quan quản lý nhà nước cho đến các tầng lớp nhân dân, vì vậy xây dựng nông thôn mới không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là phong trào thi đua của từng gia đình, thôn xóm cho đến mỗi cơ quan, đơn vị. Chương trình MTQG xây dựng NTM đã bắt đầu thu được những kết quả khả quan ban đầu; tuy nhiên, để các địa phương trên cả nước đạt chuẩn NTM là công việc còn