bộ
Điều 85 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm: Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp. Ngoài ra, Quyết định số 22/2017/QĐ-TTg ngày 22/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức và hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Ban An toàn giao thông cấp tỉnh cũng là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Trách nhiệm cụ thể của các cơ quan có liên quan như sau:
1.2.3.1. Chính phủ
Chịu trách nhiệm trước Quốc hội, thống nhất quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
1.2.3.2. Bộ Giao thông vận tải
Là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải trong phạm vi cả nước. Chức năng và nhiệm vụ của Bộ Giao thông vận tải là lập các Chiến lược, chính sách và qua các cơ quan chức năng của mình đảm bảo các hoạt động và các chức năng, nhiệm vụ quy định được thực hiện.
Về an toàn giao thông đường bộ: Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:
Một là, chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện các đề án tổng thể về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên phạm vi cả nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện
pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Bộ.
Hai là, tổ chức tìm kiếm cứu nạn trong giao thông đường bộ.
1.2.3.3. Bộ Công an
Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý nhà nước về giao thông đường bộ, các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, phối hợp Bộ Giao thông vận tải bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phối hợp trong việc cung cấp số liệu đăng ký phương tiện giao thông đường bộ, dữ liệu về tai nạn giao thông và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe.
Cục cảnh sát giao thông đường bộ: chịu trách nhiệm về quản lý, theo dõi tai nạn giao thông đường bộ và cưỡng chế thi hành các quy định, quy tắc giao thông đường bộ.
Cục quản lý hành chính về trật tự xã hội: chịu trách nhiệm về quản lý, ngăn chặn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, xây dựng trái phép, ngăn chặn đua xe trái phép.
Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm về điều tra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
1.2.3.4. Bộ Quốc phòng
Chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông phương tiện do quân đội quản lý.
1.2.3.5. Bộ, cơ quan ngang bộ
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chịu trách nhiệm giáo dục và phổ biến Luật và các quy định về an toàn giao thông tại các trường học và đại học.
Bộ Y tế: Chịu trách nhiệm cấp cứu, chữa trị những người bị thương do tai nạn giao thông.
Bộ Kế hoạch – Đầu tư: Chịu trách nhiệm về lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm cả cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và phương tiện vận tải.
Bộ Tài chính: Chịu trách nhiệm về việc cấp vốn, quản lý nguồn thu từ thuế, phí, phụ phí, tiền phạt.
Bộ Tư pháp: Là cơ quan quản lý nhà nước về pháp luật.
1.2.3.6. Ủy ban nhân dân các cấp
Chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải và trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
1.2.3.7. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 22/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 22/2017/QĐ-TTg về việc tổ chức và hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các chiến lược, đề án quốc gia về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và triển khai các giải pháp liên ngành nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong phạm vi cả nước.
Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn.
Từ phân tích trên, có thể khái quát tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ qua sơ đồ 1.1 sau đây:
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước