2.2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được tỉnh Gia Lai chú trọng, tập trung chỉ đạo việc triển khai thực hiện các chủ trương, biện pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông với sự tham gia của cả hệ thống chính trị như: Chương trình số 40-CTr/TU, ngày 26/11/2012 của Tỉnh ủy Gia Lai triển khai thực hiện Chỉ thị số 18- CT/TW, ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Chỉ thị số 02-CT/TU, ngày 22/12/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 04/02/2015 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 39/2011/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch
phát triển mạng lưới giao thông vận tải tỉnh Gia Lai đến năm 2020. Kế hoạch đã xác định các mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài và giải pháp để hoàn thành mục tiêu phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương.
Tuy nhiên, thực tế có nhiều thay đổi, nhiều định hướng không còn phù hợp, chưa được sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh kịp thời để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong khi đó điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải các ngành đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa, hàng không đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013.
2.2.2.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông của tỉnh
Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Bên cạnh việc áp dụng những văn bản của Trung ương, tỉnh Gia Lai đã có nhiều văn bản liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông. Một số văn bản chính có thể kể đến như: Quyết định số 94/2007/QĐ-UBND, ngày 23/10/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; Quyết định số 95/2007/QĐ-UBND, ngày 23/10/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc sửa đổi, bổ sung bản quy định ban hành kèm theo Quyết định 83/2006/QĐ-UBND về một số biện pháp cụ thể và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 97/2007/QĐ-UBND, ngày 07/11/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc ban hành quy định về thi đua khen thưởng đối với các cơ
trật tự an toàn giao thông; Quyết định số 209/QĐ-UBND, ngày 08/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 30/NQ-CP, ngày 01/3/2013 của Chính phủ và Chương trình số 40-CTr/TU ngày 26/11/2012 của Tỉnh ủy Gia Lai; Kế hoạch số 1196/KH- UBND ngày 26/3/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 22/12/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Quyết định số 386/QĐ-UBND ngày 8/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 994/QĐ- TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; Chỉ thị số 09/CT- UBND ngày 05/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về phát động phong trào thi đua “Gia Lai chung tay vì An toàn giao thông”.
Ngoài ra, Ban An toàn giao thông tỉnh, các sở, ngành, đoàn thể thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng đã ban hành hàng ngàn văn bản hướng dẫn, đôc đốc, triển khai kế hoạch an toàn giao thông hàng năm.
Thực trạng cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông của tỉnh: Hiện nay bộ máy quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông ở tỉnh là Ban An toàn giao thông tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban; Sở Giao thông vận tải là cơ quan thường trực Ban An toàn giao thông, Giám đốc Sở Giao thông vận tải làm Phó trưởng ban thường trực và Phó Giám đốc Công an tỉnh làm Phó trưởng ban và các thành viên khác là lãnh đạo các cơ quan như Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin – truyền thông, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tỉnh đoàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Pleiku, làm việc theo chế độ kiêm nghiệm.
Nhiệm vụ của Ban An toàn giao thông tỉnh là tổ chức phối hợp liên ngành, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc phối hợp thực hiện các giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh. Trong đó:
Sở Giao thông vận tải: Có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện hoạt động của Ban, sử dụng các cơ quan, các đơn vị chức năng trực thuộc Sở để thực hiện các nhiệm vụ của Ban.
Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh: là cơ quan chuyên trách giúp việc Ban An toàn giao thông tỉnh, có trụ sở đạt tại Sở Giao thông vận tải, được bố trí 05 công chức, 01 hợp đồng theo Nghị định 68 và 02 nhân viên hỗ trợ, phục vụ. Nhiệm vụ là tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh xây dựng các kế hoạch, phương án trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; tham mưu việc kiểm tra các cấp, các ngành cũng như chủ động phối hợp với các cấp, các ngành trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông và tai nạn giao thông theo quy định.
Ban An toàn giao thông huyện, thành, thị: là tổ chức phối hợp liên ngành, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành, thị chỉ đạo việc phối hợp các phòng, ban, các tổ chức, đoàn thể, chính quyền xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện các biện pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh cử Phó Chánh Văn phòng phụ trách nội chính và 01 chuyên viên nội chính theo dõi công tác an toàn giao thông, Công an tỉnh có đội Chuyên đề cảnh sát, các sở, ngành thành viên cử 01 chuyên viên kiêm nghiệm công tác an toàn giao thông.
Thực hiện Quyết định số 57/2011/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về kiện toàn Ủy ban An toàn giao thông Quốc
định số 22/2017/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo kiện toàn Ban An toàn giao thông các cấp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ với thành phần là các lực lượng chức năng trong các lĩnh vực công tác, như: Công an, giao thông vận tải, quân sự, tài chính, văn hóa, thông tin - truyền thông, tư pháp, giáo dục - đào tạo…Chỉ đạo thành lập Ban An toàn giao thông cấp huyện ở 17 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của tổ tự quản an toàn giao thông ở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh với 765 thành viên, nòng cốt là lực lượng công an xã tại 17/17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Tăng cường trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ, bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh đang quản lý 64 xe ô tô các loại, 148 xe mô tô, 4 xe khác (xe cẩu, cứu hộ); quản lý, sử dụng 33 máy đo tốc độ, 77 máy đo nồng độ cồn. So với năm 2013, tăng thêm 14 xe ô tô, 93 xe mô tô, 17 máy đo tốc độ, 31 máy đo nồng độ cồn. Lực lượng thanh tra Sở Giao thông vận tải có 25 người, trong đó: 13 công chức, 02 hợp đồng lao động theo Nghị định 68, 09 nhân viên; được cấp 02 xe ô tô chuyên dùng, 03 xe mô tô, 03 cân xách tay; so với năm 2013, tăng 06 nhân viên và 01 cân xách tay.
Thực hiện tốt công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Tuy nhiên, việc phân công trách nhiệm chưa rõ ràng, không có cơ quan chịu trách nhiệm chính, có nhiệm vụ chồng chéo, nên có lúc xuất hiện tình
trạng đùn đẩy, né tránh; công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các lực lượng chức năng do đó hiệu quả chưa cao.
2.2.2.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Trong những năm qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh, theo chức năng nhiệm vụ, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền thường xuyên trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, hội viên, đoàn viên thuộc tổ chức mình và nhân dân bằng nhiều hình thức và cách thức khác nhau. Chú trọng tuyên truyền đến người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh việc tuyên truyền trước, trong và sau các ngày lễ. Nội dung tuyên truyền tập trung: Phổ biến các văn bản chỉ đạo của Trung ương, địa phương về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông về nguyên nhân, nguy cơ tai nạn giao thông, các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông và các biện pháp hạn chế tai nạn xe mô tô, xe gắn máy ở khu vực nông thôn; phản ánh thường xuyên hoạt động của các cấp, các ngành, về mô hình, giải pháp hiệu quả của các địa phương, đơn vị. Cụ thể:
Ủy ban nhân dân tỉnh: Đã phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức chương trình “kết nối cộng đồng – Vì an toàn giao thông” tại Gia Lai. Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp với Hội An toàn giao thông Việt Nam tổ chức lớp tập huấn cho gần 300 học viên là công chức của các cơ quan thành viên và Ban An toàn giao thông các huyện, thị xã, thành phố và công chức cấp xã; phối hợp Quỹ phòng chống thương vong Châu Á (Quỹ AIP) triển khai dự án “mũ bảo hiểm cho em” đã tuyên truyền pháp luật giao thông tại 193 trường học, vận động tài trợ lắp 31 pa nô tuyên truyền tại các
nghiêm Luật Giao thông đường bộ, tặng hơn 7.000 mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng cho học sinh, ...
Sở Giao thông vận tải (cơ quan thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh): Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật mới ban hành trong lĩnh vực giao thông đường bộ, tổ chức nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền pháp luật và bồi dưỡng nghiệp vụ trong đội ngũ cán bộ, nhân viên của các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành; Tổ chức hàng trăm lượt tuyên truyền lưu động về Luật Giao thông đường bộ, về việc dừng, đỗ xe, cấp hàng trăm bản thông tin “một số điểm lưu ý về an toàn giao thông đối với xe ô tô đưa đón học sinh; Chỉ đạo Thanh tra Sở thực hiện tuyên truyền pháp luật, hướng dẫn cho người dân chấp hành các quy định về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, về tải trọng phương tiện; tổ chức tuyên truyền cho học viên trong các buổi khai mạc sát hạch lái xe;...
Công an tỉnh: Tổ chức tập huấn cho đội ngũ chiến sỹ và tổ tự quản an toàn giao thông, hơn 6.000 lượt tuyên truyền bằng xe lưu động gần 100 lượt diễu hành; lắp đặt pa nô tuyên truyền tại những điểm đông dân cư, các tuyến đường trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; tổ chức cho các cơ sở sửa chữa xe ô tô, mô tô cam kết không độ chế phương tiện; tuyên truyền, nhắc nhở, răn đe thanh thiếu niên thường xuyên vi phạm pháp luật giao thông đường bộ cho gia đình quản lý, giáo dục, cam kết không tái phạm;...
Sở Tư pháp: Tổ chức biên soạn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ thông qua chuyên mục Thông tin pháp luật giao thông đường bộ (tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật ở thôn, làng, khu dân cư) đã phát hành hơn 60.000 cuốn, phát hành 2.000 cuốn “cẩm nang phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ”, hơn 7.000 tờ gấp “quy định về tốc độ và mức xử phạt vi phạm hành chính về tốc độ khi tham gia
giao thông đường bộ”, hơn 3.000 cuốn “sổ tay 11 câu hỏi đáp pháp luật dành cho thanh thiếu niên”;....
Báo Gia Lai: Duy trì thường xuyên các chuyên mục “hãy góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông”, “ý kiến người dân”, “dưới ánh mắt người dân”, “cuộc sống quanh ta” phản ánh ý kiến của người dân về tình trạng vi phạm an toàn giao thông, triển khai tuyên truyền theo chủ đề, có trọng tâm, trọng điểm qua các trang thông tin chuyên đề, đăng tải các văn bản chỉ đạo, quy định về trật tự, an toàn giao thông của nhà nước, của tỉnh để định hướng cho các ngành, các địa phương về các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông và tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân chấp hành pháp luật giao thông đường bộ.
Đài Phát thanh – truyền hình tỉnh: Đã tổ chức tuyên truyền trên 02 làn sóng phát thanh và truyền hình bằng tiếng Việt, Bahnar và Jrai. Duy trì thường xuyên 02 chuyên mục/tháng “an toàn giao thông” với thời lượng 15 phút/chuyên mục trên sóng phát thanh, 03 mục/tuần “an toàn giao thông” với thời lượng 3 phút/bản tin phát trong chương trình “chào ngày mới” trên sóng truyền hình. Ngoài ra, còn có các tin, bài, phóng sự phản ánh về các hoạt động an toàn giao thông trong chương trình thời sự hàng ngày.
Sở Thông tin – truyền thông: Thường xuyên ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, văn phòng đại diện, phóng viên thường trú tại địa phương và Phòng Văn hóa – Thông tin, Đài Truyền thanh - truyền hình các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền nói chung và công tác trật tự, an toàn giao thông đường bộ đến các tầng lớp nhân dân.
Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch: Tuyên truyền thông qua hình thức sân khấu hóa, tuyên truyền lưu động, chiếu phim lưu động, chiếu phim kết
hợp biểu diễn, xe loa lưu động, tuyên truyền trực quan bằng pa nô, áp phích,