Dự báo tình hình trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 83 - 86)

gian tới

Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ dự báo thời gian tới, đối tượng tham gia giao thông sẽ phát triển cả về số lượng và thành phần tham gia. Bên cạnh đó, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng, trong những năm tới ý thức chấp hành quy tắc về an toàn giao thông của người tham gia giao thông sẽ được nâng lên nhưng vẫn chưa đạt được mức độ tự giác cao, hành vi điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định, tránh, vượt sai quy định, sử dụng rượu, bia, chở quá tải trọng vẫn là nguy cơ gây tai nạn nhiều nhất. Chủ thể chính trong các vụ tai nạn giao thông và vi phạm trật tự, an toàn giao thông vẫn cơ bản là các đối tượng trên 18 tuổi gây ra, tuy nhiên sẽ có thay đổi nhất định về thành phần đối tượng do điều kiện đời sống vật chất xã hội ngày càng cao, đối tượng là học sinh, phụ nữ, thanh thiếu niên sẽ có điều kiện trang bị các phương tiện cá nhân không chỉ mô tô mà cả ô tô, sử dụng xe cơ giới nhiều hơn và số người này sẽ tham gia giao thông nhiều hơn.

Về phương tiện giao thông: Điều kiện kinh tế dần hồi phục, đời sống nhân dân được cải thiện nên trong thời gian tới phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nhất là mô tô, xe gắn máy, ô tô cá nhân sẽ tăng nhanh không chỉ ở đô thị mà cả ở vùng nông thôn từ đó tác động lớn đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Các yếu tố về điều kiện an toàn kỹ thuật phương tiện là nguyên nhân thứ 2 gây tai nạn giao thông (sau ý thức của người điều khiển phương tiện).

yếu tố đảm bảo an toàn giao thông tuy được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông tăng cường tuần tra kiểm soát, đã có sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại. Tuy nhiên, do lực lượng còn thiếu, phương tiện, công cụ hỗ trợ vẫn trong tình trạng chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, các quy định về xử phạt vi phạm chưa cải cách đột biến.

Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của các cơ quan chức năng được tăng cường tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Từ đó, dự báo tai nạn giao thông vẫn có nguy cơ tăng, thiệt hại về người và tài sản vẫn ở mức nghiêm trọng nếu không có giải pháp đồng bộ và thực hiện quyết liệt.

3.2. Mục tiêu

Hàng năm, giảm từ 3-5% số người chết do tai nạn giao thông đường bộ. Không để xảy ra ùn tắc giao thông;

Hoàn thiện quy định về trật tự, an toàn giao thông đô thị. Xây dựng, ban hành cơ chế phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông với các lực lượng khác. Hoàn thiện cơ chế giám sát, kiểm tra, chế tài xử lý đối với các lực lượng thực thi pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Đổi mới cơ chế hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý an toàn giao thông từ tỉnh đến cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;

Xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, trước hết là của người điều khiển phương tiện giao thông. Phát triển văn hóa giao thông trong cộng đồng. 100% các bậc học phải được giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. 95% người tham gia giao thông được phổ biến kiến thức, pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; 100% đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô được tuyên truyền kiến thức, pháp luật về trật tự, an

toàn giao thông, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho người lái xe; 100% lãnh đạo các cấp chính quyền được tuyên truyền, hiểu biết về an toàn giao thông, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông;

Đầu tư, xây dựng nâng cấp, cải tạo, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải tỉnh Gia Lai đến năm 2020. Cải tạo, xóa bỏ các điểm đen tai nạn giao thông. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo trì đường bộ. Bảo đảm hành lang an toàn giao thông đối với các tuyến quốc lộ và đường tỉnh;

Xây dựng và lắp đặt đầy đủ các công trình bảo đảm an toàn giao thông như: trạm dừng nghỉ, đường cứu nạn, đường tránh đô thị,... và đặc biệt là làn đường dành riêng cho xe mô tô, xe gắn máy trên một số tuyến quốc lộ đủ điều kiện. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về an toàn giao thông hiện đại, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, nghiên cứu về an toàn giao thông;

Đầu tự xây dựng, phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt để đáp ứng 25-30% nhu cầu vận tải hành khách nội tỉnh;

Triển khai áp dụng hệ thống quản lý đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo hướng hiện đại, tăng cường kiểm soát hoạt động kiểm định chất lượng xe cơ giới. Đầu tư nâng cấp, phát triển các trung tâm đăng kiểm, hệ thống đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe đạt tiêu chuẩn khu vực và hội nhập quốc tế;

Nâng cao năng lực, hiệu quả và tinh thần trách nhiệm của lực lượng thực thi pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Bảo đảm phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm;

50% các tuyến quốc lộ được xây dựng đầy đủ hệ thống các trạm cấp cứu y tế, cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ. Hoàn thiện các trạm cấp cứu 115. Các trạm y tế dọc các tuyến quốc lộ đảm bảo cấp cứu ban đầu khi có tai

nạn giao thông xảy ra trên địa bàn phụ trách. Đảm bảo công tác cấp cứu ngoài viện của các bệnh viện. Tổ chức cứu hộ, cứu nạn kịp thời, hiệu quả.

3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ ở Gia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)