Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 77 - 83)

Một là, do ý thức chấp hành quy định pháp luật giao thông đường bộ của người dân còn thấp. Theo kết quả điều tra dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai thì có tới 74.9% ý kiến cho rằng người dân thiếu ý thức trong việc chấp hành luật giao thông. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh. Nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người, của cho cả hai phía: người gây tai nạn và người bị nạn, nguyên nhân chính chủ yếu cũng là do người điều khiển phương tiện giao thông thiếu ý thức.

Hai là, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa thực hiện thường xuyên, liên tục, chưa sâu rộng, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nội dung và hình thức tuyên truyền ít đổi mới, sức thuyết phục chưa cao; chưa phát huy vai trò tích cực của các già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong cộng đồng; đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật về trật tự, an toàn giao thông từ tỉnh đến cơ sở chưa được xây dựng có hệ thống. Sự phối hợp của mặt trận và các đoàn thể cấp huyện, cấp xã trong công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến

mẽ làm chuyển biến từ nhận thức thành hành động tuân thủ và chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt là đối với một bộ phận thanh thiếu niên hư hỏng, càn quấy ở một số địa phương.

Ba là, chưa có biện pháp triệt để, hoàn chỉnh trong quản lý phương tiện từ khâu đăng ký đến sử dụng, sang tên đổi chủ và xử lý đối với phương tiện quá niên hạn sử dụng. Khi xử lý vi phạm thì thiếu kiên quyết một phần là do thiếu cơ sở vật chất, các bãi trông giữ xe. Đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn, chưa có phương thức vận chuyển hành khách, hàng hóa và phương tiện thay thế xe máy kéo nhỏ phù hợp điều kiện địa hình, điều kiện giao thông nông thôn của tỉnh. Trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, do cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt, để chiêu sinh có đầu vào một số cơ sở đào tạo ngầm thỏa thuận với học viên về chương trình, thời lượng học tập theo yêu cầu của học viên không đáp ứng chương trình, nội dung đào tạo quy định. Đội ngũ sát hạch viên do cơ quan quản lý nhà nước (Sở Giao thông vận tải quản lý) còn đội ngũ giáo viên dạy lái do các cơ sở đào tạo quản lý do đó còn lơ là trong việc thực hiện tiêu chuẩn, trình độ của giáo viên, thiếu chặt chẽ trong việc kiểm soát, xác minh trình độ của giáo viên. Đối với giấy phép lái xe mô tô thì không quy định thời hạn sử dụng, việc cấp đổi không cần giấy khám sức khỏe nên hầu hết trường hợp người điều khiển phương tiện không còn đảm bảo sức khỏe sau khi được cấp giấy phép lái xe nhưng không khai báo. Mặt khác, số giấy phép lái xe do Sở Giao thông vận tải quản lý rất lớn trong khi nhân lực hạn chế (02 chuyên viên thực hiện cấp mới, cấp đổi và một số nhiệm vụ khác) do đó công tác quản lý người điều khiển phương tiện còn bỏ ngõ. Việc khám sức khỏe cho lái xe ở một số cơ sở khám sức khỏe chưa thực hiện nghiêm túc. Một số phương tiện hư hỏng không sử dụng nhưng không khai báo do đó số lượng phương tiện thực tế và số phương tiện đăng ký có sự chênh lệch.

Bốn là, phương tiện cơ giới đường bộ tăng nhanh về số lượng, tình trạng phương tiện chở quá tải vẫn chưa giải quyết triệt để, mặc khác với đặc thù thời tiết mùa mưa kéo dài nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đường, hư hỏng, xuống cấp nhanh chóng. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước bố trí cho đầu tư phát triển, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa đáp nhu cầu thực tế. Các công trình giao thông hiện nay chủ yếu là nâng cấp mặt đường trên cơ sở đường cũ, hành lang hai bên đường đã được các tổ chức, cá nhân sử dụng từ lâu vì vậy việc giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn. Tỉnh chưa có quy hoạch đấu nối nên gây khó khăn cho công tác xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ, chủ yếu là tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân tự tháo dỡ. Hạ tầng giao thông phát triển chưa đồng bộ, giao thông hỗn hợp, ít có đường đôi phân làn cho các loại phương tiện, chưa đáp ứng yêu cầu của mật độ phương tiện tham gia giao thông tăng lên qua mỗi năm.

Năm là, phương tiện vận tải tăng nhanh về số lượng nhất là phương tiện giao thông cá nhân trong khi phương tiện giao thông công cộng chưa đáp ứng và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của người dân còn yếu kém.

Sáu là, Công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của một số địa phương còn chưa thường xuyên, liên tục, có thời điểm còn thiếu quyết liệt, có dấu hiệu bỏ trống trên các tuyến đường nông thôn; chưa chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền triển khai các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn giao thông hiệu quả; công tác phối hợp, huy động lực lượng chưa thường xuyên; chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng thanh thiếu niên càn quấy chạy xe mô tô tốc độ cao, lạng lách, đánh võng. Lực lượng tự quản tại một số xã, phường, thị trấn có thời gian bị buông lỏng, hiệu quả thấp. Công tác kiểm soát tải trọng từ đầu mối bốc xếp hàng hóa, nông sản chưa

Bảy là, do địa bàn quản lý rộng trong khi biên chế và phương tiện, trang thiết bị làm việc của công chức đặc biệt là của lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông còn thiếu, chưa được hiện đại hóa, chưa đảm bảo cho hoạt động. Mặt khác do thiếu cán bộ và cán bộ còn hạn chế về trình độ (như phòng kinh tế hạ tầng cấp huyện được biên chế 01 công chức, công chức cấp xã hầu hết không có chuyên môn, Sở Giao thông vận tải chỉ có 02 biên chế công chức thực hiện theo dõi, in giấy phép lái xe,...). Chính sách tiền lương hiện nay chưa đảm bảo đời sống cho công chức, người lao động, chưa có chính sách, chế độ đãi ngộ thỏa đáng. Công tác phối hợp, huy động lực lượng chưa thường xuyên. Một số cán bộ chưa nêu cao tinh thần, trách nhiệm, có biểu hiện ngại va chạm, né tránh, vi phạm quy trình, chế độ công tác trong thực hiện nhiệm vụ. Công tác chỉ đạo, điều hành của một số chính quyền địa phương chưa theo kịp với tình hình thực tiễn, còn lúng túng, chưa quan tâm chỉ đạo công an xã và lực lượng tự quản an toàn giao thông tổ chức hoạt động có hiệu quả nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an toàn giao thông ở địa bàn cơ sở.

Tám là, nguồn kinh phí cho các hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hạn hẹp, ảnh hưởng đến việc triển khai nhiệm vụ hằng năm. Tiền thu phạt vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát toàn tỉnh, theo quy định điều tiết 100% về ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh chỉ còn lại số thu phạt của Thanh tra giao thông đã thực hiện (Tiền thu phạt của Thanh tra giao thông trung bình một năm khoảng 6 tỷ đồng. Tiền thu phạt của Cảnh sát giao thông trung bình một năm khoảng 30 tỷ đồng). Trên cơ sở đó Sở Tài chính thực hiện phân bổ cho các huyện, thị xã, thành phố để chi cho lực lượng tự quản cấp xã; các cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh phối hợp tham gia (sau khi đã trừ tiết kiệm 10% dùng để thực hiện chính sách cải cách tiền lương). Với nguồn kinh phí hạn hẹp cộng với phương thức cấp phát kinh phí theo số tiền thu phạt đã thực

nộp vào ngân sách, nên mỗi cuối năm mới chốt số thu ngân sách và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ. Vì việc cấp phát kinh phí không kịp thời, dồn vào cuối năm nên ảnh hưởng đến hoạt động bảo đảm an toàn giao thông theo Kế hoạch của các sở, ngành, đoàn thể và vì vậy, thường phải chuyển nguồn sang năm sau hoạt động.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2, tác giả luận văn đã giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và đặc điểm của giao thông đường bộ, tình hình tai nạn giao thông, vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Qua đó, phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai ở các nội dung: Công tác xây dựng Quy hoạch, kế hoạch về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Công tác xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Công tác quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Công tác quản lý người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; Công tác quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải; Công tác kiểm tra, thanh tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Công tác cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ; Hợp tác quốc tế về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Từ đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh từ năm 2013 đến năm 2018 thấy rõ những chuyển biến tích cực đồng thời chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Đây là những cơ sở để tác giả đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong chương 3 của luận văn.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)