toàn giao thông đường bộ
Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn giao thông cho mọi đối tượng tham gia giao thông để mọi người tự giác chấp hành là biện pháp quan trọng hàng đầu; yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan thông tin, báo chí phải đặc biệt quan tâm, thực hiện thường xuyên, kiên trì và liên tục, giải pháp cụ thể như:
Một là, thực hiện thường xuyên “năm an toàn giao thông”, “tháng an toàn giao thông” và “tuần an toàn giao thông” theo các chủ đề cụ thể;
Hai là, đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ với nhiều hình thức và nội dung phù hợp, theo các chuyên đề. Xác định, phân loại các đối tượng tuyên truyền để có hình thức, phương pháp tuyên truyền đối với từng đối tượng cụ thể nhằm đạt được kết quả tốt hơn. Đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật và chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào sinh hoạt thường xuyên của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và là một tiêu chí đánh giá chất lượng của cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, đoàn viên, hội viên và đánh giá đạo đức cuối năm của học sinh, sinh viên. Phát huy vai trò tích cực của các chức sắc tôn giáo, già làng, người có uy tín trong cộng đồng trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức,
phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của các lực lượng thực thi pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Áp dụng các tiêu chí, hành vi văn hóa giao thông và đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các tiêu chí, hành vi văn hóa giao thông;
Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nội dung tuyên