Hiện nay trên địa bàn tỉnh, việc cứu hộ, cứu nạn tai nạn giao thông chưa phải là vấn đề cấp bách, nhưng vấn đề cứu những người bị tai nạn giao thông cần phải chú trọng nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất những nguy hiểm cho con người. Để thực hiện được điều đó cần thực hiện những giải pháp sau:
Một là, triển khai xây dựng các trạm cứu hộ, cứu nạn giao thông và các trạm cấp cứu tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ 19, quốc lộ 14, quốc lộ 25. Các trung tâm cứu hộ chuyên nghiệp sẽ góp phần giảm thiểu thương vong, giải tỏa nhanh gọn hiện trường các vụ tai nạn giao thông;
Hai là, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các trạm y tế dọc theo các tuyến đường bộ để đủ khả năng đáp ứng nhiệm vụ cấp cứu tai nạn giao thông và củng cố, nâng cao năng lực cho hệ thống cấp cứu 115. Tổ chức tập huấn, trang bị kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu người bị tai nạn giao thông cho lái xe, lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, thành viên các tổ tự quản, lực lượng tình nguyện viên và người dân sống dọc các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh. Cần xử lý kịp thời trong giai đoạn đầu cấp cứu và vận chuyển cấp cứu nhằm làm giảm nguy cơ tử vong và những di chứng sau điều trị. Vì vậy việc tăng cường năng lực cấp cứu ngay tại hiện trường có vai trò đặc biệt quan trọng theo phương châm “4 tại chỗ” là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, và hậu cần tại chỗ đối với cấp cứu nạn nhận tai nạn giao thông.
Ba là, đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác cứu hộ giao thông thông nhằm phát huy khả năng tham gia của các thành phần kinh tế và nhân dân, góp phần giảm bớt gánh nặng nhân sách cho Nhà nước.