Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và các cơ chế, chính sách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 87 - 89)

sách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là công cụ quan trọng làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống văn bản chưa hoàn chỉnh, vẫn còn chồng chéo, nhiều bất cập gây khó khăn cho người thực hiện nhiệm vụ. Từ những lý do trên, muốn kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông được thực hiện tốt thì công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, từ những nghiên cứu khoa học chuyên ngành và được tiến hành đồng bộ, thống nhất, đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp. Trước mắt, cần làm tốt công tác rà soát các văn bản quy phạm pháp luật giao thông đường bộ và các lĩnh vực có liên quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ những văn bản không còn hiệu lực.

Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đô thị, trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh; nhất là cơ chế phối hợp giữa các ngành để nâng cao trách nhiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tránh tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Các Sở, ngành, cơ quan thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh cần ký kết các chương trình phối hợp liên tịch, tăng cường quan hệ phối hợp trách nhiệm giữa các cơ quan thành viên nhất là cơ quan thường trực là Sở Giao thông vận tải và Công an tỉnh. Ngoài ra, cần có những chính sách về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công tác an toàn giao thông. Trong điều kiện tài chính còn hạn hẹp, cần xây dựng chính sách khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân và các tổ chức phi chính phủ tham gia vào xã hội hoá công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Đồng thời, nhằm đạt được mục tiêu hướng đến là phát triển giao thông công cộng, thân thiện với môi trường trong điều kiện giao thông công cộng hiện nay kém phát triển thì cần có chính sách ưu đãi về trợ giá, lãi vay ngân hàng trong hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đặc biệt ưu tiên đối với các dự án đầu tư phương tiện xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và chia sẽ dữ liệu an toàn giao thông; thiết lập trung tâm thông tin dữ liệu an toàn giao thông cấp tỉnh. Từ đó các cơ quan quản lý có thể thống kê về tai nạn giao thông, xác định được vị trí nguy hiểm, các “điểm đen” thường xảy ra tai nạn giao thông, nghiên cứu tìm ra quy luật gây tai nạn để có giải pháp khắc phục.

Thứ tư, xây dựng Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh. Công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên vì vậy cần

xây dựng Nghị quyết chuyên đề để tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy và tập trung nguồn lực để thực hiện đạt mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)