Đặc điểm của quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 34 - 36)

1.2.4. Đặc điểm của quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đường bộ

Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ có các đặc điểm sau:

Một là, quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là hành vi quản lý của các cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức được pháp luật quy định: Pháp luật là công cụ để điều chỉnh quan hệ trong hoạt động giao thông đường bộ. Các quan hệ trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ luôn vận động và phát triển do đó pháp luật phải ngày càng hoàn thiện để theo kịp sự vận động, phát triển đó. Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hoàn thiện thể hiện khi đáp ứng được bốn tiêu chí: toàn diện, đồng bộ, phù hợp và có tính pháp lý cao.

Hai là, quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ do các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức tiến hành các hoạt động áp dụng pháp luật: Đây là hoạt động mà các cơ quan nhà nước (thông qua đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan đó) được giao quyền dựa vào quy định của pháp luật để ban hành các quyết định để quản lý, điều chỉnh các quan hệ giao thông đường bộ nhằm thiết lập, duy trì trật tự, an toàn giao thông, đảm bảo giao thông được an toàn, thông suốt. Hoạt động áp dụng pháp luật này phải đúng quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục.

Ba là, quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mang tính quyền lực nhà nước: Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ra các quyết định có tính bắt buộc các đối tượng quản lý phải thực hiện nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Giao thông đường bộ được an toàn, thông suốt, phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.

Bốn là, quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ thể hiện quy định rất khắt khe đó là điều kiện để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là lĩnh vực rộng lớn, phức tạp. Để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ pháp luật quy định người tham gia giao thông đường bộ không được làm những gì mà pháp luật cấm hoặc nghiêm cấm. Hoặc được làm những gì pháp luật không cấm nhưng với những điều kiện hết sức khắt khe do pháp luật quy định.

Năm là, quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ xử lý các vi phạm dựa trên cơ sở pháp luật, theo pháp luật.

Sáu là, quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ có liên quan đến nhiều mặt hoạt động của đời sống xã hội: trật tự, an toàn giao thông là một mặt cấu thành của trật tự an toàn xã hội. Do đó, quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ không những chịu sự tác động của các

chính sách, biện pháp quản lý xã hội mà còn tác động đến mọi mặt của đới sống xã hội như kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)