KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 103 - 104)

1. Kết luận.

Trật tự, an toàn giao thông nói chung; trật tự, an toàn giao thông đường bộ nói riêng là tiêu chí cơ bản phản ánh tiềm lực kinh tế, năng lực quản lý và mức độ văn minh của mỗi quốc gia. Nhận thức vai trò quan trọng của trật tự, an toàn giao thông đường bộ, những năm qua Đảng, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cùng các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thiết lập kỷ cương và từng bước ổn định trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên phạm vi cả nước.

Gia Lai là một tỉnh miền núi, với địa hình đồi núi, nhiều đèo dốc quanh co với hình thức giao thông vận tải đường bộ là chính. Những năm gần đây tuy tình hình tai nạn giao thông đường bộ có xu hướng giảm trên cả 3 tiêu chí song diễn biến phức tạp. Vì vậy, cần phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế thấp nhất tai nạn xảy ra cho con người và phương tiện khi lưu thông trên đường bộ là một nhu cầu bức thiết nhưng cũng là bài toán khó khăn của địa phương.

Dưới góc độ quản lý công, tác giả hy vọng với Đề tài “Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai” trên cơ sở xem xét hiện trạng toàn bộ các khía cạnh của vấn đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai, bao gồm: hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; phương tiện giao thông; ý thức người tham gia giao thông; công tác cưỡng chế thi hành luật; công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục an toàn giao thông; công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cơ cấu tổ chức quản lý an toàn giao thông đường bộ. Tác giả mong muốn sẽ giải quyết một số vấn đề bức thiết của xã hội và đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội, đặc biệt là giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trong thời gian đến với

Giảm số vụ, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông, giảm thiệt hại về kinh tế - xã hội;

Từng bước nâng cao dân trí, hiểu biết, ý thức chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông. Tạo thói quen văn minh đi lại của người tham gia giao thông;

Nâng cao chất lượng phương tiện và quản lý chất lượng phương tiện vận tải; Nâng cao năng lực cho lực lượng thực thi pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;

Cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông và nâng cao trách nhiệm của đơn vị quản lý, đồng thời xử lý kịp thời các điểm đen gây ra tai nạn giao thông;

Từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông các cấp.

Về cơ bản, luận văn đã hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.

2. Kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)