Tăng cường công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 98 - 99)

thông đường bộ

Tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một biện pháp cưỡng chế hết sức quan trọng, có tác dụng trực tiếp hạn chế tai nạn giao thông đồng thời có ý nghĩa tuyên truyền mạnh mẽ. Phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ cần đặc biệt coi trọng biện pháp xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông của người tham gia giao thông. Để tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cần tập trung vào một số biện pháp sau:

Một là, nâng cao năng lực, hiệu quả và trách nhiệm công tác cưỡng chế của lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông đường bộ và các lực lượng thực thi công vụ khác. Làm tốt công tác điều tra cơ bản, phân tích, tổng hợp, đánh giá để nắm rõ tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ và tai nạn giao thông để xây dựng chương trình, kế hoạch tuần tra kiểm soát phù hợp. Tăng cường cung cấp, hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát như hệ thống camera quan sát, máy đo tốc độ tự động, máy đo tốc độ ghi hình ngày và đêm,...; công tác giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên các tuyến giao thông trọng điểm; xử phạt vi phạm hành chính qua hình ảnh;....

Hai là, tăng cường phát triển nguồn nhân lực về cưỡng chế và hướng dẫn an toàn giao thông. Phát triển lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông đường bộ đảm bảo số lượng, chất lượng, đạo đức nghề nghiệp, điều kiện làm việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; thực hiện có hệ thống việc xây dựng kế hoạch, chương trình cưỡng chế; tăng cường cưỡng chế theo chủ đề hàng tháng; từng bước áp dụng công nghệ mới trong tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, giám sát việc chống tiêu cực trong lực lượng thi hành công vụ; bất kỳ cán bộ nào có hành vi tiêu cực đều bị xử lý kỷ luật, nếu hành vi nhận hối lộ,

hành vi vi phạm pháp luật đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; có chế độ khen thưởng kịp thời những cán bộ mẫn cán và hoàn thành nhiệm vụ;

Ba là, hoàn chỉnh các quy định, cơ chế phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông với các lực lượng khác; huy động các lực lượng khác (cảnh sát cơ động, công an xã,...) để phối hợp thực hiện công tác cưỡng chế thi hành Luật Giao thông đường bộ. Tăng cường cung cấp các trang thiết bị cho lực lượng hỗ trợ công tác cưỡng chế, đặc biệt ở cơ sở. Phối hợp triển khai thực hiện Đề án “Kiểm soát tải trọng xe lưu thông trên đường bộ”. Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát tải trọng xe bằng cân cố định tại “trạm kiểm tra tải trọng xe”, đồng thời đẩy mạnh việc sử dụng cân lưu động để kiểm soát tải trọng xe trên các tuyến đường trọng điểm, tuyến đường có lưu lượng xe vận chuyển hàng hóa hoạt động nhiều;

Bốn là, tập trung công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi công tác cưỡng chế đối với lực lượng thi hành công vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, không để xảy ra tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)