số lĩnh vực chính, quan trọng, tác động trực tiếp đến ý thức của người tham gia giao thông như: Đối với đơn vị kinh doanh vận tải thì cần tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật về giao thông, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho lái xe, gắn trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị kinh doanh vận tải trong công tác này; Đối với trường học cần đổi mới phương pháp, nội dung và hình thức để nâng cao chất lượng giảng dạy pháp luật về an toàn giao thông, trang bị phương tiện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy về an toàn giao thông, củng cố và phát triển mô hình “cổng trường an toàn” và đưa chương trình giảng dạy an toàn giao thông vào trường sư phạm;
Bốn là, phát triển các mô hình tự quản về trật tự, an toàn giao thông. Xây dựng, phát triển đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật về trật tự, an toàn giao thông từ tỉnh đến cơ sở. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
3.3.5. Đảm bảo an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông đường bộ giao thông đường bộ
Phát triển, đảm bảo an toàn kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và tổ chức tốt giao thông đường bộ là nhu cầu quan trọng nhất là trong điều kiện phương tiện cơ giới đường bộ đang ngày càng tăng nhanh. Để công tác quản lý cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ phát huy được hiệu quả, tổ chức tốt giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh cần thực hiện những giải pháp sau:
Một là, rà soát, điều chỉnh và triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xây dựng mạng lưới giao thông vận tải hợp lý, liên hoàn, thông suốt;
Hai là, xây dựng tách làn đường dành riêng cho xe mô tô, xe gắn máy đối với các đoạn tuyến đủ điều kiện; lắp đặt đầy đủ hệ thống đảm bảo an toàn giao thông. Xây dựng các tuyến tránh đô thị, bảo đảm giao thông thông suốt và an toàn tại các đô thị, nhất là thành phố Pleiku;
Ba là, thực hiện tốt công tác thẩm định an toàn giao thông. Hiện đại hóa công tác quản lý, bảo trì đường bộ; đẩy mạnh thực hiện việc phân cấp, xã hội hóa công tác quản lý, bảo trì đường bộ. Thực hiện thường xuyên, liên tục và kịp thời cải tạo điểm đen, điểm, vị trí tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông và được xem là ưu tiên cao trong công tác quản lý, bảo trì đường bộ;
Bốn là, tiếp tục triển khai việc lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ theo Kế hoạch thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ; nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp và các đơn vị chức năng về quản lý hành lang an toàn giao thông đường bộ. Xây dựng và triển khai quy hoạch đấu nối vào quốc lộ đến năm 2020; hoàn thiện hệ thống đường gom, đường nhánh, hạn chế đấu nối vào các tuyến quốc lộ và tiến tới xóa bỏ các đường ngang trái phép. Lắp đặt các trang thiết bị an toàn giao thông tiên tiến trên các quốc lộ và các tuyến đường trong đô thị. Lắp đặt hệ thống báo hiệu đường bộ bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực;
Năm là, áp dụng công nghệ tiên tiến trong công tác tổ chức và phân làn, phân luồng giao thông, đặc biệt là ở các nút giao thông. Cải tạo các nút giao thông đồng mức trong đô thị, trên đường quốc lộ, đường tỉnh; nghiên cứu xây dựng nút giao khác mức tại các nút giao thông có lưu lượng phương tiện lớn, các cửa ngõ ra vào thành phố Pleiku. Thực hiện lắp đặt camera quan
sát an toàn giao thông và cảnh báo an ninh; xây dựng trung tâm điều khiển giao thông.
Sáu là, kêu gọi xã hội hóa trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nhất là giao thông nông thôn, giao thông ở vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, trong điều kiện nguồn lực công hạn chế thì yêu cầu cấp thiết đặt ra là khuyến khích, huy động, kêu gọi nhà đầu tư xã hội hóa xây dựng các công trình giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại được thuận tiện của người dân.