Những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 74 - 77)

Tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh tuy có chuyển biến tích cực song lại diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất thường, kết quả giảm tai nạn giao thông chưa bền vững, số vụ, số người chết, số người bị thương còn cao; thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra còn lớn. Tình trạng trên là do sự lơi lỏng trong công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông chưa thường xuyên, liên tục, mạnh mẽ dẫn đến những hạn chế, tồn tại nhất định trong công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cụ thể như sau:

Một là, chậm điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải các ngành đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa, hàng không đến năm 2020 song cho đến nay Ủy ban nhân dân tỉnh vẫn chưa hoàn thành việc rà soát các quy hoạch ngành để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hai là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đem lại hiệu quả cao, chủ yếu tuyên truyền theo chủ đề, chủ điểm của năm an toàn giao thông,... do đó chưa tạo được áp lực xã hội lên các hành vi vi phạm. Nội dung, chương trình giáo dục trong nhà trường chưa nhiều nên chưa tạo được nền tảng vững chắc về việc hình thành ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trong học sinh. Đồng bào dân tộc thiểu số trình độ học vấn còn nhiều hạn chế nên hiểu biết về pháp luật kém,... Từ đó dẫn đến còn một bộ phận nhân dân ý thức chấp hành pháp luật giao thông còn hạn chế đặc biệt là trong lứa tuổi thanh niên và người đồng bào dân tộc thiểu số (không đội mũ bảo hiểm, đua xe, uống rượu, bia khi lái xe,....). Việc xây dựng “Văn hóa giao thông” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” chưa đạt hiệu quả mong muốn; phong tục, tập quán, thói quen sử dụng bia, rượu trong các dịp lễ, tết vẫn diễn ra phổ biến.

Ba là, công tác đầu tư xây dựng đường bộ đã được quan tâm nhưng đầu tư cho quản lý bảo trì chưa tương xứng với kết cấu hạ tầng và thực tiễn phát triển vận tải đường bộ, các tuyến đường được xây dựng với quy mô mặt đường hẹp, đường xuống cấp nhanh chóng làm cho việc lưu thông gặp khó khăn. Quy hoạch giao thông vận tải chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mặc dù hệ thống an toàn giao thông trên đường (cọc tiêu, biển báo,....) được đầu tư nhưng còn thiếu so với nhu cầu. Tình trạng vi phạm hành lang an toàn đường bộ, lấn chiếm, tái lấn chiếm vỉa hè, lề đường trên các quốc lộ, đường tỉnh, trong đô thị làm nơi buôn bán, họp chợ trái phép chưa được xử lý kiên quyết. Kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa còn yếu kém; tổ chức giao thông tại các điểm đấu nối từ đường nhánh vào đường chính chưa bảo đảm an toàn; một số vị trí trên quốc

Bốn là, công tác quản lý và kiểm định phương tiện còn nhiều bất cập. Mặc dù trang thiết bị được đầu tư hiện đại nhưng tình trạng thiếu trung thực của chủ phương tiện trong việc đăng kiểm như việc mượn phụ tùng xe dẫn đến sai lệch trong kết quả kiểm định so với thực tế; còn xảy ra tiêu cực trong hoạt động đăng kiểm. Công tác quản lý phương tiện nhất là quản lý và xử lý đối với phương tiện quá niên hạn sử dụng, công tác quản lý phương tiện sau khi đăng kiểm chưa chặt chẽ nên tình trạng phương tiện quá niên hạn sử dụng vẫn lưu thông trên đường, chủ phương tiện tự ý thay đổi kích thước thành thùng hàng, thay đổi các thiết bị của xe,..vẫn còn xảy ra, dẫn đến không đảm bảo an toàn kỹ thuật, nguy cơ gây ra tai nạn giao thông. Công tác quản lý xe công nông, xe máy kéo nhỏ gặp nhiều khó khăn, số lượng phương tiện đăng ký chiếm tỷ lệ nhỏ, rất khó trong quản lý xe tự chế của người dân.

Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra, tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm có thời điểm chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết. Hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm tập trung ở các quốc lộ, đường tỉnh, đô thị, còn đường huyện và nông thôn chưa được quan tâm nhiều. Còn có hiện tượng cán bộ thực thi công vụ vi phạm quy trình công tác dẫn đến sai phạm. Lực lượng bán chuyên trách vừa thiếu, vừa yếu, tham gia hoạt động còn cầm chừng, chưa phát huy hết vai trò của lực lượng này ở cơ sở, nhất là địa bàn nông thôn.

Sáu là, công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe và quản lý người điều khiển phương tiện còn hạn chế. Một số cơ sở đào tạo lái xe không chấp hành nghiêm chỉnh chương trình, nội dung đào tạo. Trình độ của đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập, một số không đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện (Qua xác minh của Sở Giao thông vận tải có 45 giáo viên sử dụng văn bằng, chứng chỉ không do cơ quan có thẩm quyền cấp). Hiện tượng tiêu cực vẫn xảy ra nhất là ở trung tâm chưa lắp đặt hệ thống chấm điểm tự động và đối với hoạt động sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô tô. Công tác quản lý người điều khiển phương

tiện sau khi cấp giấy phép lái xe còn bị buông lỏng nhất là đối với giấy phép lái xe mô tô. Tình trạng lái xe không đảm bảo sức khỏe vẫn được cấp giấy phép lái xe vẫn còn xảy ra. Tỷ lệ giấy phép lái xe mô tô so với số phương tiện đạt thấp, còn nhiều người dân ở vùng sâu, vùng xa, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số chưa được đào tạo, cấp giấy phép lái xe hạng A1 và A4.

Bảy là, số lượng và chất lượng bến xe khách, bãi đỗ xe trong đô thị, khu đông dân cư, điểm dừng xe trên quốc lộ chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và tốc độ gia tăng của phương tiện giao thông. Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, xe taxi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ở nông thôn kém phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)