Nguyên tắc quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 36 - 37)

thường xuyên có sự khai thác, kế thừa và sử dụng nhiều kiến thức của nhiều ngành khoa học kỹ thuật khác nhau: trật tự, an toàn giao thông là lĩnh vực rộng lớn, phúc tạp do đó để quản lý, tổ chức, điều khiển hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào các thiết bị kỹ thuật như: máy tính, thiết bị để giám sát, để đo đếm,….Ngày nay để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cần được áp dụng nhanh chóng các thiết bị hiện đại.

1.2.5. Nguyên tắc quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đường bộ

Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tuân thủ theo ba nguyên tắc sau:

Thứ nhất, quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý. Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là nhiệm vụ quan trọng của mọi nhà nước. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) đã khẳng định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng thông qua đường lối, chủ trương, chính sách, định hướng và thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Mặt khác, trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một lĩnh vực trong quản lý nhà nước. Vì vậy Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành hoạt động nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Thứ hai, quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải gắn liền với Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và được thực hiện trên cơ sở mọi nguồn lực của nhà nước, của xã hội được huy động. Trật tự, an toàn giao thông là một lĩnh vực trong hoạt động xã hội, tác động đến các lĩnh vực khác

trong đời sống xã hội như kinh tế, quốc phòng, an ninh,… do đó quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ không phải là công việc của một cơ quan mà cần có sự tham gia của toàn dân, huy động mọi nguồn lực xã hội trong công tác giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên đời sống xã hội luôn biến đổi, nhiều vấn đề mới phát sinh làm ảnh hưởng đến Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới.

Thứ ba, quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải đảm bảo thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả. Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được tiến hành phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ dân trí của mỗi quốc gia, mỗi địa phương từ đó mới đem lại hiệu quả và có tác động tích cực đối với đời sống xã hội, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)