Sự cần thiết của quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 26 - 27)

Giáo dục và Đào tạo cũng như các hoạt động xã hội khác đều cần được nhà nước điều chỉnh, quản lý ở mức độ nhất định vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của GD&ĐT nói chung và GDTHCS nói riêng. Đảng và Nhà nước Việt Nam coi giáo dục quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân như đã được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật giáo dục năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung năm 2009. GDTHCS là bậc học quan trọng, tạo tiền đề để bước tiếp lên những bậc học cao hơn.

Thứ hai, hoạt động GD&ĐT là hoạt động có tắnh xã hội cao, do đó không thể thiếu sự quản lý của nhà nước.

- Tắnh xã hội của giáo dục thể hiện ở các mặt sau:

+ GD&ĐT đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều ngýời, thậm chắ là các bộ phận xã hội có những hoạt động chủ đạo nào đó rất xa biệt nhau nhưng lại cần sự đồng bộ, đồng hướng ở mức độ cao.

+ GD&ĐT đòi hỏi sự nối tiếp liên tục các hoạt động của nhiều thế hệ, từ đời này sang đời khác như một cuộc chạy tiếp sức giữa các thế hệ.

Chắnh vì tắnh xã hội cao như trên của GD&ĐT nên cần có sự quản lý của nhà nước, nếu không có sự can thiệp của nhà nước sẽ không thể đồng bộ hóa hành động của các lực lượng, tổng hòa các hoạt động phát triển GD&ĐT. Bên cạnh đó GD&ĐT hiện nay cần phải mở rộng quan hệ với các nước, giúp GD&ĐT Việt Nam theo kịp qúa trình hội nhập, toàn cầu hóa và không ngừng nâng cao chất lượng. Quá trình này không thể thực hiện được nếu thiếu sự quản lý của nhà nước.

+ Hoạt động GD&ĐT cần sự đầu tư rất lớn bao gồm cả nhân lực, trắ lực, tài lực nhưng hiệu quả về mặt kinh tế rất khó xác định và thời hạn thu hồi ỘvốnỢ bỏ ra rất lâu. Vì đó là Ộlợi ắch trăm nămỢ như Chủ tịch Hồ Chắ Minh đã dạy.

+ Hoạt động GD&ĐT cần có những điều kiện tiền đề mà chỉ có nhà nước mới có thể tạo ra được. Đó chắnh là các cơ chế chắnh sách tạo hành lang pháp lý để GD&ĐT hoạt động.

Thứ ba, xuất phát từ những mặt trái của kinh tế thị trường và các tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập quốc tế.

Trong nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế, nhận thức về nhiều giá trị trong cuộc sống bị đảo lộn, trắ tuệ nhiều khi trở thành một thứ hàng hóa đơn thuần. Những điều đó dẫn đến xu hướng Ộthương mại hóaỢ giáo dục và nguy cơ Ộphi chắnh trị hóaỢ giáo dục. Do đó, nhà nước phải thực hiện chức năng quản lý đối với giáo dục nhằm hạn chế những bất cập đó, làm cho giáo dục Việt Nam đi đúng hướng.

Thứ tư, do thực tế quản lý nhà nước về giáo dục THCS hiện nay còn nhiều bất cập, chất lượng và hiệu quả đào tạo chưa đảm bảo, các chắnh sách cho giáo dục nói chung, GDTHCS nói riêng tại các tỉnh miền núi, vùng khó khăn còn chưa hợp lý, chưa đảm bảo tắnh bền vững trong việc thực hiện phổ cập giáo dục [15, Tr.25].

Qua phân tắch những nguyên nhân trên ta có thể khẳng định, QLNN đối với GD&ĐT nói chung và QLNN về GDTHCS là một tất yếu khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)