Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 37 - 43)

1.3.2.1. Quan điểm chắnh trị

Quan điểm chắnh trị của các nhà lãnh đạo, quản lý là yếu tố quan trọng tác động tới QLNN về giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng. Các quan điểm đó mang tắnh định hướng về mục tiêu đối với hoạt động QLNN về giáo dục THCS. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã khẳng định cần phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, trong đó đổi mới giáo dục phổ thông là khâu quan trọng để đảm bảo chất lượng đào tạo đại học, giáo dục chuyên nghiệp. Cần đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về giáo dục THCS, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THCS để làm căn cứ tuyển sinh THPT và đào tạo nghề; đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học. Tăng cường quản lý chất lượng đầu ra ở các cơ sở giáo dục THCS bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu của thị trường lao động.

Quan điểm chắnh trị chi phối mục tiêu cũng như đường hướng của mỗi tổ chức dù tổ chức đó hoạt động trên lĩnh vực nào đi chăng nữa, trong đó có giáo dục. Nhiệm vụ của nhà quản lý là làm cho hoạt động vừa hợp pháp, vừa hợp lý, vừa hiệu quả. Điều này có thể làm được nếu dựa vào định hướng chắnh trị đúng đắn, quan điểm đúng là tiền đề để triển khai hoạt động quản nhà nước về giáo dục đúng, quan điểm thay đổi thì hoạt động quản lý nhà nước phải đổi mới cho phù hợp với quan điểm, định hướng đó.

Các nguyên tắc chắnh trị - xã hội là các nguyên tắc chung, được quán triệt áp dụng trong toàn bộ tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó có hoạt động quản lý hành chắnh nhà nước.

Hệ thống chắnh trị Xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam là hệ thống chắnh trị nhất nguyên, trong đó chỉ tồn tại một đảng là Đảng cộng sản Việt Nam Ờ lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng đề ra các chủ trương, đường lối phát triển GD&ĐT; định ra hệ thống GD&ĐT, mục tiêu, nguyên lý GD&ĐT; xác định vị trắ, vai trò của GD&ĐT; quan điểm về đầu tư cho phát triển GD&ĐT, về xã hội hóa hoạt động GD&ĐT. Các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển GD&ĐT được thể chế hóa tạo cơ sở cho QLNN về GD&ĐT. Hiệu lực hiệu quả quản lý của bộ máy QLNN về GD&ĐT phụ thuộc vào nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước [15, Tr.34].

1.3.2.2. Pháp luật, chắnh sách

Hệ thống thể chế hành chắnh nhà nước ta là toàn bộ các quy định, quy tắc do nhà nước ban hành để điều chỉnh các hoạt động quản lý hành chắnh nhà nước, tạo nên hành lang pháp lý cho tất cả các cơ quan quản lý hành chắnh nhà nước và cán bộ, công chức có thẩm quyền. QLNN về GDTHCS có hiệu quả khi hệ thống thể chế về lĩnh vực GDTHCS được ban hành có căn cứ khoa học, hợp lý; tạo hành lang pháp lý đầy đủ, tạo nên cơ chế vận hành đồng bộ, thông suốt trong hệ thống cơ quan QLNN về GD&ĐT nói chung và GDTHCS nói riêng; các quy định của pháp luật về chức năng nhiệm vụ của cơ quan QLNN về GDTHCS; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức và những người làm công tác giáo dục; các chế độ, chắnh sách về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng....đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là căn cứ để các cơ quan QLNN về giáo dục thực hiện có hiệu quả.

Thực hiện các văn bản Chắnh phủ và hướng dẫn của các Bộ GD&ĐT, các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực , Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kịp thời các quyết định, kế hoạch cụ thể để triển khai tổ chức thực hiện công tác giáo dục trên địa bàn. Các văn bản, chắnh sách hỗ trợ, trợ giúp các đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng là người dân tộc thiểu số được ban hành đúng pháp luật, đáp ứng được yêu cầu và phù hợp điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn cụ thể; đồng thời, hệ thống các văn bản được ban hành đã cơ bản có sự thống nhất so với mục tiêu chung của chương trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nguồn nhân lực nói riêng trên địa bàn.

1.3.2.3. Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức

Năng lực quản lý là mức độ thực hiện đúng chức năng, quyền lực của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục khi ban hành các quyết định đúng thẩm quyền, phù hợp với quy luật khách quan, tác động tắch cực đến hoạt động giáo dục, được cấp dưới, các cơ sở giáo dục và nhân dân thực hiện nghiêm túc nhằm đạt mục tiêu đã định.

Cán bộ quản lý là người giữ vai trò vận hành mọi hoạt động của cơ quan QLNN về GD&ĐT. Nếu đội CBQL sự đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, có trình độ, năng lực, có đạo đức, có ý thức trách nhiệm, có động cơ làm việc thì cơ quan đó sẽ hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Ngược lại, đội ngũ CBQL yếu kém về trình độ, năng lực, có những biểu hiện tiêu cực, lệch lạc; bố trắ không đúng chuyên môn, cơ cấu bất hợp lý, bè phái, mất đoàn kết... sẽ là rào cản lớn ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý của cơ quan QLNN về GD&ĐT. Để thực hiện tốt chức năng QLNN về GD&ĐT cần có đội ngũ công chức đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng các yêu cầu cụ thể trong việc thực thi công vụ. Vì vậy, Nhà nước cần có cơ chế tuyển dụng, sử dụng và chế độ chắnh sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ quản lý giáo dục các cấp.

Xuất phát từ vị trắ, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thực thi trong lĩnh vực giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tổ chức và thực hiện quản lý nhà nước về GDTHCS.

Nguồn lực quốc gia và mức sống của người dân là những yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ đầu tư cho GD&ĐT. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, để tăng cường huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục và đào tạo thì việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc huy động các nguồn lực để phát triển GD&ĐT đã khó, nhưng quản lý, sử dụng các nguồn lực sao cho đúng mục đắch và có hiệu quả lại là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý giáo dục. Nguồn lực tài chắnh cần đảm bảo cho hoạt động QLNN về GD&ĐT đạt kết quả mong muốn. Nguồn lực tài chắnh có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc, giúp cơ quan QLNN về GD&ĐT có điều kiện để lập kế hoạch, triển khai các chương trình, đề án phát triển GD&ĐT; thực hiện và đánh giá kế hoạch. Khi nguồn lực tài chắnh thiếu thốn, không đảm bảo sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động của cơ quan QLNN về GD&ĐT. Vì vậy, để QLNN về GD&ĐT có hiệu quả phải chuẩn bị tốt các nguồn lực tài chắnh cần thiết.

Do ảnh hưởng, tác động bởi nhiều yếu tố đến nay Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển chậm trên thế giới. Trong 2 thập kỷ qua, ngân sách nhà nước (NSNN) đầu tư cho GD&ĐT đã được Quốc hội và Chắnh phủ quyết định theo hướng ưu tiên để tăng cường nguồn lực con người.

Tỷ lệ chi tiêu công dành cho giáo dục liên tục tăng về cả số tuyệt đối và số tương đối qua các năm, cùng với nhiều chắnh sách được áp dụng nhằm cải thiện khả năng tiếp cận cho học sinh, tăng cường chất lượng giáo dục và đảm bảo đời sống cho đội ngũ giáo viên.

Các chắnh sách về miễn giảm học phắ, học bổng trong những năm qua cũng được ban hành tương đối đầy đủ và hoàn thiện, tập trung vào các đối tượng chắnh sách là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật con em các gia đình hộ nghèo và sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn...

Giáo dục Việt Nam đã đề ra đến năm 2020 như: Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi tiểu học, tỷ lệ người biết chữ và quy mô sinh viên các hệ đào tạo/vạn dân. Đầu tư ngân sách cho giáo dục - đào tạo đảm bảo đạt tỷ lệ 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa chi lương và chi

cho các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục để thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời tiếp tục ban hành các chắnh sách đồng bộ nhằm đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục. Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ắch hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập các trường ngoài công lập và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các trường ngoài công lập.

Bố trắ kinh phắ hỗ trợ các địa phương thực hiện chắnh sách phát triển giáo dục theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Luật Giáo dục, gồm: Hỗ trợ các địa phương thực hiện các chắnh sách phát triển giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở cho học sinh bán trú đang học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú, các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị trường phổ thông dân tộc bán trúẦ); hỗ trợ học bổng học sinh dân tộc nội trú. Hỗ trợ học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập để thực hiện chắnh sách giáo dục đối với người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, Luật Giáo dục. Thực hiện Chương trình Đảm bảo chất lượng trường học (SEQAP) theo phương thức nhà tài trợ hỗ trợ kinh phắ trực tiếp vào NSNN.

Bố trắ kinh phắ thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề thông qua Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và một số Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020;

Bên cạnh nguồn đầu tư trực tiếp cho GD&ĐT theo cơ cấu NSNN, lĩnh vực GD&ĐT còn được phân bổ thêm từ nguồn chi NSNN dành cho lĩnh vực khoa học và công nghệ để tăng cường cơ sở vật chất các cơ sở nghiên cứu khoa học, phòng thắ nghiệm trọng điểm, triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học...

Trong các giai đoạn phát triển của đất nước, cho thấy kinh tế phát triển, ngân sách nhà nước nhiều thì đầu tư cho giáo dục lớn và ngược lại. Do vậy quản lý nhà nước về giáo dục tạo tạo ra cơ chế chắnh sách huy động nguồn vốn đầu tư cho giáo dục, ngoài ngân sách nhà nươc cấp thì đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để tạo điều kiện cho giáo dục phát triển.

1.3.2.5. Hội nhập quốc tế

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự bùng nỗ của công nghệ thông tin, nền kinh tế tri thức xuất hiện đang đặt ra cho mỗi quốc những cơ hội và thách thức không nhỏ, nguồn nhân lực trở thành lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia. Để cạnh tranh và vươn lên, đòi hỏi giáo dục phải trở thành quốc sách hàng đầu. Thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta đã xác định lấy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Phát triển nhanh nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, GD&ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Phát triển GD&ĐT phải gắn liền với phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh là động lực quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) nhanh và bền vững.

Xu hướng đổi mới giáo dục của thế giới, đây là yếu tố có tắnh khách quan tác động đến QLNN về giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng. Đổi mới công tác quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, thực hiện phân cấp, trao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục để nâng cao tắnh chủ động, sáng tạo trong hoạt động hợp tác quốc tế; áp dụng các tiêu chuẩn, tiêu chắ và phương pháp tiếp cận chung của khu vực và quốc tế trong quá trình xây dựng, cập nhật chương trình và triển khai đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, phát triển chương trình giảng dạy và sách giáo khoa, về kiểm tra, đánh giá học sinh ở giáo dục phổ thông nói chung và bậc THCS nói riêng; học tập kinh nghiệm quốc tế về áp dụng các mô hình giáo dục, đào tạo của các nước có nền giáo dục tiên tiến và tham gia đánh giá quốc tế về chất lượng giáo dục phổ thông. Do đó, giáo dục Việt Nam phải phát triển theo hướng phù hợp với tiêu chuẩn thế giới và xu hướng đổi mới giáo dục của thế giới có tác động rất lớn đến xu hướng phát triển giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng.

Trong giai đoạn đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế, giáo dục Việt Nam càng chịu sức ép lớn của quá trình đổi mới giáo dục quốc tế. Sức ép này đặt giáo dục nói

chung, giáo dục THCS nói riêng ở Việt Nam hoặc nhanh chóng thắch ứng và phát triển lên hoặc tụt hậu và không thể hội nhập quốc tế. Chắnh vì vậy, QLNN về GDTHCS cũng phải có những điều chỉnh sao cho phù hợp với tiêu chuẩn chung của quốc tế. QLNN về GD&ĐT phải theo kịp với yêu cầu phát triển KT-XH và hội nhập quốc tế của đất nước. Phát triển GD&ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển KT-XH. Hiện nay, trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa (CNH - HĐH), các chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về định hướng chiến lược phát triển GD&ĐT cần có những đổi mới để phủ hợp với tình hình mới.

Nhà nước mở rộng, phát triển hợp tác quốc tế về giáo dục, khuyến khắch và tạo điều kiện cho nhà trường, cơ sở giáo dục khác của Việt Nam hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học; khuyến khắch và tạo điều kiện cho công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, học tập, nghiên cứu, trao đổi học thuật theo hình thức tự túc hoặc bằng kinh phắ do tổ chức, cá nhân trong nước cấp hoặc do tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ. Nhà nước dành ngân sách cử người có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức và trình độ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài về những ngành nghề và lĩnh vực then chốt để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)