Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nƣớc về giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sa Pa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 78 - 86)

địa bàn huyện Sa Pa

2.4.1. Điểm mạnh

Cấp ủy chắnh quyền địa phương huyện Sa Pa cơ bản đã chủ động triển khai các văn bản hướng dẫn của cấp trên về công tác giáo dục, phổ cập giáo dục trên địa bàn. Chỉ đạo kịp thời các cấp, các ngành, các cơ sở giáo dục tham mưu, triển khai thực hiện những quy định pháp luật về GDTHCS: Công tác nâng cao chất lượng giáo dục, đầu tư cơ cở vậ chất, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, dạy thêm học thêm; công tác kiện toàn tổ chức bộ máy lãnh đạo quản lý các trường học; công tác bán trú, kiểm định chất lượng giáo dục, huy động được toàn dân tham gia chăm lo cho phát triển giáo dục nói chung vào giáo dục THCS nói riêng. Do vậy, kết quả giáo dục trong những năm qua đã đạt được một số kế quả quan trọng sau:

(1) Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được phát triển, cơ bản đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội: Năm học 2015-2016 huyện có 4912 học sinh THCS, tăng 995 học sinh so với năm học 2011 - 2012. Trường THCS đã có trường ở tất cả các xã, thị trấn.

(2) Chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên ở các cấp học. Riêng THCS, tỷ lệ khá giỏi năm học 2015-2016 chiếm 38,7% (tăng 11,6% so với năm học 2011-2012). Khả năng hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của học sinh được nâng cao.

(3) Công tác quản lý và kiểm định chất lượng được chú trọng với việc tăng cường hệ thống đánh giá đến nay đã có 100% trường THCS tự đánh giá, trong đó có 8 trường được đánh giá ngoài.

(4) Phương pháp giáo dục ở các ở các trường đã bước đầu đã phát huy tắnh năng động, chủ động và tắch cực của người học, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy và học.

(5) Duy trì bền vững PCGD MNT5T, PCGD XMC, PCGD THĐĐT và PCGDTHCS tại 18/18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

(6) Công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn huyện được chú trọng, huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm để phát triển giáo dục dưới mọi hình thức: Tiền mặt, xây dựng trường, lớp, phòng ở, công trình phụ trợ (nhà tắm, nhà vệ sinh...), đồ dùng học sinh bán trú (chăn, màn, quần áo, đồ gia dụng...) cho học sinh bán trú, sách, trang thiết bị dạy học tại các trường học được sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa phương, trong nước và ngoài nước. Trong 5 năm từ 2011 đến 2016 đã huy động được 21.194.877.170 đồng hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục của địa phương. Công tác tiếp nhận tài trợ, quản lý, sử dụng theo đúng quy định tại Thông tư 29/2012/TT-BGD&ĐT ngày 10/9/2012 của Bộ GD&ĐT.

(7) Cảnh quan môi trường, khuôn viên các trường lớp luôn xanh sạch, đẹp; cơ sở vật chất, thiết bị được tăng cường, đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ yêu cầu đổi mới giáo dục THCS.

(8) Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tăng liên tục qua các năm (năm 2012 chi 162,127 tỷ đồng; năm 2016 chi 226,010 tỷ đồng).

(9) Việc tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, thực hiện chương trình sách giáo khoa phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. Cải cách hành chắnh trong toàn ngành giáo dục được đẩy mạnh. Công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ trong quản lý ngành giáo dục nói chung và tac các trường học nói riêng.

Những kết quả về công tác về giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng trong những năm qua khẳng định vai trò quan trọng của QLNN về giáo dục trong việc nâng cao dân trắ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chắnh trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

Nguyên nhân của những kết quả đạt được:

Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ huyện, sự chỉ đạo điều hành của chắnh quyền các cấp, sự quan tâm, tham gia đóng góp của các tổ chức kinh tế xã hội và toàn dân đối với giáo dục đã góp phần vào sự thành công của sự nghiệp giáo dục. Bên cạnh đó, UBND huyện đã ban hành kịp thời hệ thống văn bản như quyết số 02/2014/QĐ-UBND

ngày 06/3/2014 về việc ban hành Quy định về phân cấp quản lý tổ chức cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc UBND huyện Sa Pa; Văn bản số 1113/UBND-NV ngày 03/6/2016 của UBND huyện về việc ủy quyền cho Trưởng Phòng GD&ĐT đánh giá xếp loại đối với Hiệu trưởng các trường trực thuộc UBND huyện và ban hành quyết định số 1993/QĐ-UBND ngày 01/7/2016 về việc công nhận kết quả xếp loại Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục năm học 2015-2016; Quyết định số 454/QĐ-UBND ngày 14/6/2017 của UBND huyện về việc công nhận kết quả phân xếp loại người đứng đầu các cơ sở giáo dục thuộc UBND huyện Sa Pa năm học 2016-2017.

Sự ổn định về chắnh trị, an ninh trật tự và những kết quả phát triển kinh tế, xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục phát triển. Đầu tư cho giáo dục trong tổng chi ngân sách nhà nước đã liên tục tăng qua các năm.

Lòng yêu nghề, nhiệt huyết và sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo và quyết tâm đổi mới của ngành GD&ĐT đã góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ giáo dục tại địa phương.

Nhân dân đã chung sức, chung lòng đóng góp vào công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục trên địa bàn.

2.4.2. Hạn chế:

2.4.2.1. Triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục Trung học cơ sở

Qua nghiên cứu hệ thống văn bản quản lý nhà nước về giáo dục thì huyện còn thiếu văn bản triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển giáo dục THCS, đặc biệt là văn bản phân cấp về quản lý giáo dục theo quy định điều lệ trường THCS cụ thể là chưa phân cấp về nhân sự, chỉ 1 số trường được tách tài khoản riêng nhưng chưa được tự chủ về tài khoản theo quy định tại nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chắnh phủ về việc quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; trong đó quy định: (1) Tự chủ về tổ chức bộ máy thì đơn vị sự nghiệp công khi đáp ứng các tiêu chắ, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật được xây dựng phương án sắp xếp lại các đơn vị cấu thành trình cơ quan có thẩm quyền quyết định. Riêng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định; (2) tự

chủ về nhân sự thì đơn vị sự nghiệp công xây dựng vị trắ việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật; thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ.

Các văn bản quản lý nhà nước mới chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giáo dục THCS công lập mà chưa có sự quan tâm nhiều đến việc phát triển hệ thống giáo dục THCS ngoài công lập như là: Chưa tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân xã hội hóa phát triển giáo dục THCS ngoài công lập nên chưa tạo tắnh cạnh tranh giữa các trường trong và ngoài công lập vì vậy chất lượng chưa có sự đột phá mặc dù PCGD THCS đã hoàn thành đến nay đã được 10 năm, Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi (PCGD THĐĐT) đã hoàn thành được 17 năm.

2.4.2.2. Triển khai thực hiện các chắnh sách quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục Trung học cơ sở

Thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp học trên địa bàn huyện gắn với xây dựng nông thôn mới. Hiện nay huyện đang chỉ đạo việc xây dựng hệ thống trường lớp học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, đầu tư các trang thiết bị đồ dùng dạy học nhưng chưa đồng bộ (thiếu các phòng chức năng, công trình nhà ở giáo viên, nhà ở, nhà tắm, chưa kịp thời, nhà vệ sinh và bếp nấu cho học sinh bán trú...); tiến độ xây dựng còn chậm so với kế hoạch.

Một số chắnh sách ban hành, triển khai còn chậm, chưa kịp thời theo năm học: Chắnh sách hỗ trợ cho học sinh bán trú kinh phắ học kỳ I thì sang học kỳ II mới được hưởng, chắnh sách hỗ trợ hoạt động của Ban Chỉ đạo PCGD năm sau mới được hưởng của năm trước; chắnh sách thu hút giáo viên đến công tác tại vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ ban đầu với mức hỗ trợ 10 tháng lương cơ sở, theo quy định khi có quyết định phân công công tác, nhận nhiệm vụ thì được hỗ trợ ngay, nhưng trên thực tế ắt nhất 1 năm sau mới được hỗ trợ; chắnh sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân có đóng góp cho công tác giáo dục của địa phương với hình thức ghi công phù hợp nhưng trên thực tế tổ chức cá nhân có đóng góp từ 100 triệu trở lên mới được tặng bằng khen của UBND tỉnh, còn UBND huyện chưa có hình thức ghi công phù hợp và hàng

năm chưa tổ chức lễ tuyên dương các nhà hảo tâm, doanh nghiệp có đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn như chắnh sách đã ban hành.

2.4.2.3. Huy động tài chắnh, quản lý, sử dụng tài chắnh

Do nguồn kinh phắ hạn hẹp nên thực tế nhiều năm qua mới chỉ tập trung giải quyết nhu cầu về phòng học còn hệ thống các phòng khác trong nhà trường như: Phòng học bộ môn, thư viện, y tế, phòng chức năng...chưa có điều kiện hỗ trợ toàn diện cho nhà trường. Vì vậy, giáo viên học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng phương pháp dạy học mới. Việc tăng thời lượng thực hành cho học sinh bị hạn chế.

Nguồn lực tài chắnh chỉ đảm bảo cho việc chi thường xuyên, còn việc chi cho đầu tư phát triển còn hạn chế đặc biệt đối với các trường khu vực xã (năm 2016 chi cho đầu tư phát triển là 3,578 tỷ đồng (chiếm 4,88% tổng chi ngân sách).

Cơ sở vật chất, trang thiết bị ở nhiều trường chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học, vẫn còn tình trạng thiếu phòng học và sử dụng phòng học đã xuống cấp, nhiều trường còn thiếu diện tắch, sân chơi, bãi tập, việc xây dựng trường chuẩn quốc gia còn gặp nhiều khó khăn.

Hệ thống thư viện phòng thắ nghiệm còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, phòng bộ môn, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học chưa đảm bảo theo yêu cầu.

Hiện nay ở các trường THCS còn thiếu 17 phòng học ngoại ngữ, 16 phòng học âm nhạc, 10 phòng vật lý, 10 phòng sinh hóa. Số lượng phòng phục vụ các hoạt động chung của nhà trường còn thiếu (14 trường thiếu phòng Hội trường, phòng sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn, phòng y tế...;10 trường thiếu phòng phòng truyền thống....

2.4.2.4. Quản lý và kiểm định chất lượng giáo dục

Kiểm định chất lượng giáo dục đã được Bộ GD&ĐT lựa chọn như một biện pháp để quản lý chất lượng và hiệu quả nhằm mục đắch đánh giá hiện trạng, xác định chắnh xác các điểm mạnh, điểm yếu của các cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn đề ra, từ đó xây dựng kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để đảm bảo chất lượng giáo dục.

Do việc kiểm định chất lượng ở các trường THCS là một chủ trương mới nên trong quá trình triển khai thực hiện, các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Sa Pa còn gặp không ắt khó khăn, vướng mắc.

Hiện nay, phần lớn các trường ở bậc học phổ thông từ tiểu học đến THCS trên địa bàn đã triển khai cho các bộ giáo viên tiến hành công tác tự kiểm định, đánh giá chất lượng của trường mình.

Tuy nhiên, mức độ triển khai, tiến độ công việc cũng như chất lượng của quá trình thực hiện kiểm định giữa các trường là chưa đồng đều.

Ở một số trường đã nhận thức được ý nghĩa của công tác kiểm định, đã tắch cực đôn đốc, chỉ đạo đơn vị mình thực hiện đúng quy trình của công tác tự đánh giá như: Thành lập hội đồng tự đánh giá của trường; xây dựng kế hoạch tự đánh giá chi tiết; lập ra các nhóm chuyên trách để thu thập thông tin, minh chứng phục vụ cho quá trình kiểm định. Nhưng bên cạnh đó, còn không ắt trường, Ban giám hiệu và cán bộ giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng. Từ đó, chưa thực sự tắch cực trong quá trình triển khai hoặc nếu có triển khai thì tiến hành hình thức, chiếu lệ, chưa đảm bảo tắnh khách quan, chắnh xác. Trong quá trình tiến hành công tác tự kiểm định chất lượng giáo dục, đối tượng thực hiện là cán bộ giáo viên.

Mặc dù đã được nhà trường tổ chức tập huấn, hướng dẫn cách thức tiến hành nhưng không ắt giáo viên vẫn tỏ ra Ộmơ hồỢ, lúng túng, không biết nên bắt đầu từ đâu, việc thực hiện chưa có lộ trình phù hợp, chưa được tiến hành thắ điểm, các trường chưa có mô hình để học tập, đúc rút kinh nghiệm nên nghiệp vụ trong công tác kiểm định của giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Giáo viên một mặt phải kiêm nhiệm thêm công tác kiểm định trong khi vẫn phải tập trung hoàn thành công tác chuyên môn và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công. Nghĩa là, vừa phải nghiên cứu tài liệu, soạn bài, lên lớp vừa phải lo hoàn thành nhiệm vụ kiểm định nhà trường đã giao phó nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác kiểm định.

Hiện cũng chưa có cơ chế, chắnh sách hỗ trợ kinh phắ phục vụ cho việc kiểm định chất lượng ở trường phổ thông. Do chưa có văn bản quy định, hướng dẫn, các trường cũng không thể chi trả tiền làm việc ngoài giờ đối với những giáo viên làm công tác kiểm định vì sẽ vi phạm nguyên tắc tài chắnh.

Khó khăn lớn nhất trong công tác kiểm định của các trường THCS là tắnh khách quan, chắnh xác, khoa học trong việc đánh giá thực trạng chất lượng của cơ sở giáo dục. Trong đó, công tác lưu trữ các loại văn bản, tài liệu của một số nhà trường chưa tốt nên hệ thống thông tin minh chứng chưa đầy đủ. Giáo viên phải tự đi tìm các minh chứng để hoàn tất hồ sơ kiểm định của cá nhân nhưng có những loại minh chứng bị thất lạc do thời gian tồn tại đã lâu khiến cho người kiểm định gặp khó khăn. Do đó, dễ hiểu khi các báo cáo kiểm định của mỗi cá nhân vẫn có những mâu thuẫn trong việc phân tắch những điểm mạnh, điểm yếu và kế hoạch cải tiến chất lượng. Trong việc mô tả nội dung các chỉ số thường chỉ mới nêu ra những nhận định chung, chưa sát thực, cụ thể. Đặc biệt, các minh chứng đưa ra còn thiếu, chưa đủ sức thuyết phục, kế hoạch nâng cao, cải tiến chất lượng chưa bao gồm các giải pháp mang tắnh khả thi, chưa sát với yêu cầu của từng tiêu chắ.

Một Ộlực cảnỢ không nhỏ ảnh hưởng đến tắnh trung thực, khách quan của quá trình đánh giá, kiểm định là việc chạy theo thành tắch. Dù thời gian qua, Phòng GD&ĐT đã thực hiện cuộc vận động Ộnói không với bệnh thành tắch trong giáo dụcỢ nhưng Ộbệnh thành tắchỢ vốn tồn tại dai dẳng bấy lâu nay vẫn còn chi phối một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên ở các trường.

Trong khi đó lại né tránh những vấn đề nhạy cảm, những hạn chế, bất cập của nhà trường. Chắnh vì vậy, việc kiểm định chưa có ý nghĩa thiết thực, chưa thực sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)