Xây dựng tổ chức bộ máy hợp lý và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 103 - 107)

- Xây dựng thêm 12 trường đạt chuẩn Quốc gia phấn đấu đến năm 2020 có 38/

3.3.5. Xây dựng tổ chức bộ máy hợp lý và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

lý giáo dục

Vai trò, vị trắ của người thầy đã được khẳng định ở truyền thống ỘTôn sư trọng đạoỢ của dân tộc và ngày nay, tiếp tục được cả xã hội thừa nhận trong sự nghiệp trồng người của Đảng và nhà nước ta. Người thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy người. Người thầy có vai trò rất lớn đối với sự hình thành và phát triển tri thức, nhân cách cho học sinh, xây đắp nền dân trắ cho đất nước, đào tạo toàn bộ nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát hiện, bồi dưỡng nhân tài trên tất cả các lĩnh vực cho đất nước.

Vai trò và vị trắ ấy đòi hỏi rất lớn ở người thầy về năng lực và nhân cách, về đức, tài, người thầy thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, xã hội đang có những chuyển biến lớn lao tác động về mọi mặt. Yêu cầu đối với người giáo viên phải có sự nỗ lực vận động rất lớn mới có thể gánh vác được trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang này. Để thực hiện được những mục tiêu giáo dục đã đề ra, việc xây dựng đội ngũ giáo viên trong các trường Trung học cơ sở cần chú ý đến những công tác quan trọng như sau:

- Công tác tiếp nhận, tuyển dụng, bố trắ giáo viên.

Trong quá trình phát triển đội ngũ giáo viên của huyện Sa Pa đã có nhiều biến động lớn. Tuy đến nay về cơ bản đã đáp ứng về số lượng, nhưng so với quy định biên chế của ngành chưa đủ.

Trong những năm qua, do phân công, phân cấp tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ ở tỉnh Lào Cai chưa rõ ràng dẫn đến nhiều chỗ chồng chéo. Cơ quan tuyển dụng không gắn với cơ quan sử dụng. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài dẫn đến chất lượng một bộ phận viên chức ngành giáo dục được tiếp nhận và tuyển dụng không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo viên giảng dạy ở cấp Trung học cơ sở.

Để công tác tiếp nhận, tuyển dụng và bố trắ giáo viên được thực chất đi vào chiều sâu, công tác tuyển dụng phải coi trọng phẩm chất và năng lực giảng dạy của người giáo viên, khắc phục tình trạng chỉ dựa vào bằng cấp hoặc nể nang quen biết, cần tập trung xây dựng quy trình tiếp nhận và tuyển dụng phù hợp, khách quan, công bằng đúng đối tượng. Việc bố trắ giáo viên phải đúng người, đúng việc, có quan điểm lịch sử cụ thể và phù hợp với hoàn cảnh của từng đối tượng. Ban hành kịp thời các văn bản phân cấp tổ chức bộ máy theo quy định tại nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chắnh phủ về việc quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập

- Công tác đánh giá giáo viên cần tập trung vào các vấn đề cơ bản sau đây:

Thứ nhất, xác định công tác đánh giá giáo viên phải đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ, tổ chức cơ sở Đảng và của toàn ngành giáo dục, phải thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong đánh giá xếp loại. Đánh giá giáo viên phải được tiến hành thường xuyên, định kỳ. Đánh giá phải gắn với bồi dưỡng, bố trắ sử dụng và đãi ngộ giáo viên.

Thứ hai, Phải bảm đảm công tác đánh giá giáo viên được tiến hành đúng quy trình, thực hiện tốt nguyên tắc chắnh xác, công bằng, dân chủ khách quan. Đánh giá giáo viên phải dựa trên phẩm chất, năng lực giảng dạy, kỹ năng nghề nghiệp, nghiệp vụ sư phạm và hiệu quả công tác.

Thứ ba, Phải coi trọng công tác xử lý sau đánh giá. Kiên quyết sàng lọc, không bố trắ đứng lớp đối với những giáo viên được đánh giá yếu về phẩm chất, kém về

năng lực hoặc không đủ sức khoẻ để giảng dạy và phải giải quyết chắnh sách dứt điểm, phù hợp đối với số giáo viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Công tác bồi dưỡng giáo viên:

+ Phải tăng cường công tác tự học tập, tự bồi dưỡng trong đội ngũ giáo viên, coi công tác tự học tập, tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên là một quy định bắt buộc, coi tự học, tự đào tạo là con đường phát triển suốt đời của người giáo viên. Tự học, tự vươn lên trong cuộc sống và công tác là con đường đầu tư chất xám, trắ tuệ cho sự nghiệp trồng người của giáo viên.

+ Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng giáo viên: Trước hết cần tăng cường bồi dưỡng tư tưởng, chắnh trị cho đội ngũ giáo viên. Nội dung bồi dưỡng cần tập trung vào việc nâng cao nhận thức các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết, Chỉ thị về giáo dục và Luật giáo dục đã ban hành. Đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác giáo dục phải nhận thức sâu sắc rằng sự nghiệp giáo dục cũng như sự nghiệp chắnh trị, kinh tế - xã hội, có ý nghĩa sống còn đối với đất nước cả trước mắt và lâu dài.

+ Tiếp tục thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên và theo định kỳ. Trong những năm trước mắt, tắch cực thúc đẩy việc bồi dưỡng chuẩn hoá giáo viên THCS. Ngành giáo dục phải tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, kinh phắ để giáo viên đi học đạt chuẩn và trên chuẩn. Đối với bộ phận giáo viên chưa đạt chuẩn hoá, ngành tiếp tục phối hợp với trường Cao đẳng Sư phạm của tỉnh Lào Cai mở lớp tại chỗ để bồi dưỡng vào các dịp hè và cần có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng các lớp chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên. Trong công tác bố trắ đội ngũ giáo viên ở các trường cần lưu ý bố trắ xen kẽ, không để tình trạng dạy chéo môn quá bất cập giữa các trường.

+ Thường xuyên nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, coi đây là trọng tâm của việc nâng cao chất lượng giáo viên. Muốn vậy phải tiến hành dự giờ, thăm lớp, tổ chức tốt sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, tăng cường công tác Hội thảo, Hội giảng, chống dạy chay, dạy nhồi nhét cho học sinh. Đồng thời phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn, thẳng thắn phê bình và tự phê bình, không cào bằng, không né tránh, kiên quyết xử lý với những trường hợp vi phạm quy chế chuyên môn, những trường hợp vi phạm đạo đức, tác phong, lối sống của giáo viên

- Tạo động lực để nâng cao chất lượng đội ngũ:

+ Trong những thay đổi sâu sắc của nền kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, việc tạo những động lực cho đội ngũ giáo viên phải có sự đổi mới, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh giáo dục mới, do đó:

+ Động viên, phát huy phẩm chất nhà giáo, sự tôn vinh cũng như sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với người thầy. Xây dựng đội ngũ đoàn kết, gắn bó hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau về các mặt chuyên môn, đời sống .. Thực hiện tốt các chắnh sách chế độ của nhà nước, của ngành đối với giáo viên như: Làm tốt công tác thi đua, biểu dương, khen thưởng kịp thời bằng cả vật chất tinh thần đối với những giáo viên có thành tắch xuất sắc.

+ Sử dụng tốt, có hiệu quả các nguồn lực kinh tế để khuyến khắch, để động viên các giáo viên có những sáng kiến kinh nghiệm hay, có sự say mê, tìm tòi sáng tạo trong việc tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giờ dạy, bài dạy. Thực hiện tốt chế độ khen thưởng và xử lý vi phạm rõ ràng trong đội ngũ giáo viên. Hàng năm Phòng GD&ĐT kết hợp tốt với Hội khuyến học để động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên có thành tắch xuất sắc trong giảng dạy và trong công tác giáo dục.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo:

+ Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và toàn xã hội về vai trò, vị trắ, trách nhiệm của nhà giáo và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng cao, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, tận tụy với nghề nghiệp, làm trụ cột thực hiện các mục tiêu nâng cao dân trắ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đồng thời, tăng cường và phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, chắnh quyền, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.

+ Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, biến quá trình đào tạo, bồi dưỡng thành tự đào tạo, tự bồi dưỡng. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường giúp đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có ý thức tự học mọi lúc, mọi nơi, qua thực tiễn công tác để đúc rút những bài học cho bản thân.

+ Xây dựng đội ngũ quản lý, giáo viên theo quy định, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản lý nhà nước, quản trị trường học và nâng cao trình độ lý luận

chắnh trị đối với đội ngũ cán bộ quản lý trong toàn ngành. Phối hợp với các trường đại học mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên.

+ Tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và các cơ sở giáo dục, đặc biệt là thực hiện tốt Đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; phát huy tối đa tiềm lực từ các đề án, dự án, các chương trình mục tiêu quốc gia tiếp tục xây dựng nhà công vụ, phòng học bộ môn và các thiết bị phục vụ cho việc đào tạo, bồi dưỡng.

+ Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, làm tốt công tác quy hoạch cán bộ quản lý của ngành. Phối hợp với các trường đại học, học viện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý theo nhu cầu thực tiễn và phù hợp với quy hoạch phát triển giáo dục của địa phương.

+ Xây dựng quy hoạch, luân chuyển, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Rà soát, bố trắ, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên toàn ngành và có giải pháp như: Đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, bố trắ công việc khác phù hợp với khả năng của từng cá nhân.

+ Hoàn thiện các cơ chế quản lý, định mức lao động, chắnh sách, chế độ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đề xuất ban hành những cơ chế chắnh sách thu hút, động viên người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại các cơ sở giáo dục của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)