Tăng cường quản lý và kiểm định chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 101 - 103)

- Xây dựng thêm 12 trường đạt chuẩn Quốc gia phấn đấu đến năm 2020 có 38/

3.3.4. Tăng cường quản lý và kiểm định chất lượng giáo dục

Bằng nhận thức và ý thức sâu sắc về mục đắch, ý nghĩa của công tác kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD), bằng việc triển khai công tác KĐCLGD một cách tắch cực, khách quan, trung thực, các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện dần dần tạo được những chuyển biến mới, góp phần quan trọng để huyện Sa Pa liên tục nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, riêng năm 2013 được cờ thi đua của UBND tỉnh. Tuy nhiên để khắc phục những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý và kiểm định chất lượng giáo dục THCS trên địa bàn cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Thông qua các kênh tuyên truyền, Phòng GD&ĐT tăng cường nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về công tác KĐCLGD. Đối với cán bộ quản lý, thực hiện công tác tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài là động lực để đổi mới công tác quản lý, đánh giá đúng chất lượng nhà trường nhằm từng bước cải tiến để nâng cao chất lượng giáo dục, tạo thương hiệu nhà trường. Các thành viên trong nhà trường hiểu hơn về quyền lợi và trách nhiệm của mình trong công tác KĐCLGD; mỗi chỉ số, tiêu chắ, tiêu chuẩn trong kiểm định chất lượng là mục tiêu phấn đấu của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng. Trên cơ sở các tiêu chuẩn của KĐCL mà phụ huynh và các lực lượng trong và ngoài nhà trường quan tâm và bổ sung cơ sở vật chất nhằm đảm bảo điều kiện dạy học tốt hơn.

Thứ hai, Củng cố, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác KĐCLGD để đảm bảo đủ năng lực tư vấn, giúp đỡ cho các trường trong các hoạt động tự đánh giá, đánh giá ngoài. Phòng GD&ĐT xây dựng đội ngũ cán bộ tư vấn công tác đánh giá ngoài của

ngành và các cán bộ quản lắ có kinh nghiệm trong công tác KĐCLGD để tập huấn nghiệp vụ cho CBQL, giáo viên và các nhân viên làm công tác KĐCLGD. Đội ngũ này được phân công theo bậc học, cấp học và có trách nhiệm tư vấn cho các trường trong quá trình thực hiện công tác tự đánh giá. Ngoài ra vào đầu năm học Phòng cũng tổ chức tập huấn cho Hội đồng Tự đánh giá của các trường về nghiệm vụ và kĩ thuật thực hiện công tác tự đánh giá để các trường thực hiện công tác KĐCLGD có chất lượng. Trong tham mưu điều chuyển CBQL, giáo viên hàng năm Phòng GD&ĐT quan tâm đến việc bổ sung đầy đủ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cho các trường đăng kắ tham gia đánh giá ngoài trong năm học.

Thứ ba, Tăng cường công tác chỉ đạo của Phòng GD&ĐT đối với các nhà trường. Ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo công tác KĐCLGD. Tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ KĐCLGD vào đầu năm học. Tham mưu với UBND huyện cấp kinh phắ làm công tác KĐCLGD trong năm cho mỗi trường đánh giá ngoài. Tổ chức các đoàn kiểm tra tư vấn về công tác KĐCLGD tại các trường nói chung và các trương THCS nói riêng. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ KĐCLGD, phân công các thành viên trong Hội đồng tư vấn của ngành xem xét, góp ý bổ sung cho các báo cáo tự đánh giá. Chỉ đạo các trường đã được đánh giá ngoài triển khai thực hiện kế hoạch cải tiến để nâng cao chất lượng giáo dục.

Thứ tư, Gắn công tác công tác thi đua, đánh giá danh hiệu các nhà trường với kiểm định chất lượng. Các trường để được xem xét danh hiệu thi đua phải đăng ký đánh giá ngoài và đạt kết quả từ cấp độ 2 trở lên. CBQL các trường phải chỉ đạo thành công công tác KĐCLGD theo kế hoạch của Phòng và đăng ký của trường mới xem được UBND huyện xem xét công nhận danh hiệu thi đua và đề xuất các hình thức khen thưởng.

Thứ năm, Xây dựng hệ thống tổ chức kiểm định độc lập chất lượng giáo dục. - Tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT, ngày 05/8/2008 về tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Thông tư số 25/2014/TT-BGDDT, ngày 07/8/2014 ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu trình kiểm định chất lượng giáo dục; các văn bản hướng dẫn kiểm định chất lượng giáo dục mầm non;

- Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT, ngày 23/11/2012 về ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông (gọi tắt là Thông tư 42);

+ Công văn số 8987/BGD-KTKĐCLGD, ngày 28/12/2012 về hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông (công văn số 8987);

+ Công văn số 46/KTKĐCLGD, ngày 15/01/2013 về xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Tiểu học và trường Trung học (công văn số 46).

- Các văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các cấp học có liên quan đến công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

Triển khai kiểm định chất lượng giáo dục, xếp hạng các cơ sở giáo dục và công bố công khai trên các hội nghị tổng kết công tác PCGD, Hội nghị tổng kết, sơ kết năm học và trên Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)