Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 45 - 46)

Vĩnh Tường là huyện đồng bằng ở phắa Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc, phắa Tây giáp với huyện Lập Thạch, phắa Đông Bắc giáp với huyện Tam Dương, phắa Đông giáp huyện Yên Lạc, phắa Nam giáp Hà Nội, phắa Tây Nam giáp tỉnh Phú Thọ. Vị trắ của Vĩnh Tường tiếp giáp với 3 trung tâm là Thành phố Việt Trì, Thành phố Hà Nội và Thị xã Vĩnh Yên. Mạng lưới giáo dục rộng khắp và phân bổ đều trên địa bàn đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của người dân. Vĩnh Tường đã phổ cập giáo dục tiểu học từ năm 1995 và phổ cập GDTHCS năm 2002. Vĩnh Tường là huyện có nhiều đạt chuẩn Quốc gia, nhiều trường có bề dày, truyền thống về giáo dục, chất lượng giáo dục của huyện Vĩnh Tường luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu của tỉnh về nhiều mặt, nhiều phương diện, đã và đang khẳng định vị trắ đầu đàn của tỉnh Vĩnh Phúc. Để đạt được kết quả cao trong công tác giáo dục, huyện Vĩnh Tường đã thực hiện công tác quản lý nhà nước về giáo dục THCS hiệu quả theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI đề ra, đó là:

Thứ nhất, Đẩy mạnh công tác đổi mới quản lý, đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tắnh chủ động, sáng tạo của các trường THCS trên địa bàn.

Thứ hai, Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục, quản lý chặt chẽ việc thực hiện chương trình, nội dung và chất lượng giáo dục và đào tạo của các trường THCS. Phát huy vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.

Thứ ba, Đẩy mạnh đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tắch cực, phát huy tắnh chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua các lớp tập huấn bồi dưỡng thường xuyên giáo viên hàng năm do Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường tổ chức.

Thứ tư, Tổ chức các cuộc thi, sân chơi đa dạng, bổ ắch nhằm phát huy năng lực nhận thức cho học sinh như: Thi học sinh giỏi lớp 9, giao lưu học sinh giỏi khối 6, 7, 8;

thi học sinh giỏi nghiên cứu khoa học, giải toán, tiếng anh trên mạng internet; thi trạng nguyên, thi tìm hiểu lịch sử, thể dục thể thao...Từ đó phát huy năng lực, kỹ năng sống của học sinh.

Thứ năm, Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng của giáo viên thông qua các kỳ thi, hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, động viên khen thưởng cho giáo viên đạt giải cao trong các kỳ thi được tổ chức.

Thứ sáu, Ưu tiên phát triển giáo dục, quan tâm đầu tư mạng lưới trường, lớp, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tạo ra môi trường thuận lợi cho việc hoàn thành mục têu đổi mới giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)