Định hướng và mục tiêu phát triển giáo dục của tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 93 - 96)

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XV nhiệm kỳ 2015- 2020 đã đề ra mục tiêu phát triển giáo dục và đạo như sau:

3.2.1.1. Định hướng

Quán triệt sâu sắc quan điểm giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chắnh trị từ tỉnh đến cơ sở và sự tham gia tắch cực của nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục; tập trung nguồn lực đầu tư, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ và toàn diện về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo.

Chuẩn hóa giáo dục vùng cao, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện vùng phát triển; đẩy mạnh và phát huy hiệu quả hội nhập quốc tế để đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục; hiện đại hóa các trường học đạt chuẩn quốc gia; đầu tư xây dựng trường học chất lượng cao ở các cấp học.

Đảm bảo tốt các điều kiện cho phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo và tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; thực hiện tốt chắnh sách phát triển giáo dục; chú trọng phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện hiệu quả công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, xóa mù chữ cho người lớn và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động.

Nâng cao dân trắ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, giáo dục đào tạo tỉnh Lào Cai đạt trình độ tiên tiến trong khu vực các tỉnh trung du miền núi phắa Bắc.

3.2.1.2. Mục tiêu

* Giáo dục Mầm non

- Củng cố, phát triển hệ thống trường lớp mầm non đạt chuẩn; từng bước phát triển mầm non ngoài công lập ở những nơi có điều kiện, có nhu cầu; nâng cao tỷ lệ trẻ đến trường, đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ; củng cố, duy trì kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

- Đến năm 2020, có ắt nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 85% trẻ 3 tuổi, 97% trẻ 4 tuổi được chăm sóc, giáo dục trẻ; 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.

- Từng bước hiện đại hóa các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm 2020 có 108/239 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; 05 trường mầm non chất lượng cao (Thành phố Lào Cai 02 trường; huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn mỗi huyện 01 trường); 70% số trường mầm non được tiếp cận với tin học và ngoại ngữ; có 100% số phòng học bán kiên cố, kiên cố có đủ phòng học chức năng và bếp náu theo quy định.

* Giáo dục phổ thông

- Củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở; đổi mới căn bản phương pháp dạy học, phát huy tắnh tắch cực, chủ động, sáng tạo của người học, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng xây dựng trường chuẩn quốc gia, xây dựng trường trọng điểm chất lượng cao thuộc các cấp học.

- Chuẩn hóa các trường vùng cao; hiện đại hóa các trường chuẩn quốc gia. Đến năm 2020, toàn tỉnh có 147/245 trường tiểu học; 70/192 trường THCS và 15/39 trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu có 05 trường tiểu học, 05 trường THCS (Thành phố Lào Cai 02 trường, huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn mỗi huyện 01 trường), 01 trường THPT

chất lượng cao; huy động 99,9% trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1; 99,7% trẻ em từ 6-14 tuổi đi học; có ắt nhất 75% số học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên THPT, bổ túc THPT, số còn lại học trung cấp chuyên nghiệp và học nghề; 70% trẻ em khuyết tật được đi học.

- Đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất trường học đến năm 2020: 95% trường tiểu học; 95% trường THCS, 100% trường THPT có phòng học kiên cố , 50% số trường TH, THCS, 100% trường THPT có phòng học bộ môn đạt chuẩn; đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, thiết bị dạy học ngoại ngữ cho các trường phổ thông, để có 85% học sinh tiểu học, 100% học sinh THCS được họ tin học, ngoại ngữ, 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày.

- Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, ở từng xã phấn đấu tỷ lệ người trong độ tuổi phổ cập giáo dục (từ 15-18 tuổi) có bằng tốt nghiệp THCS đạt từ 90% trở lên.

* Giáo dục thường xuyên

- Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) các xã, phường, thị trấn, cụm dân cư.

- Phấn đấu từ 70% TTHTCĐ có cơ sở vật chất đảm bảo cho các hoạt động; 80% số phòng học của các trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) được kiên cố hóa.

- Củng cố, phát triển đa dạng hóa các hoạt động, nâng cao năng lực đào tạo của TTGDTX; tăng cường sự liên kết phối hợp hoạt động giữa TTGDTX với TTHTCĐ, trường chuyên nghiệp, trường nghề đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân, xây dựng xã hội học tập.

- Thực hiện có hiệu quả phân luồng học sinh sau THCS, phấn đấu tỷ lệ người biết chữ từ 15-60 tuổi đạt 94%.

* Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề

- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp, đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn với chuẩn đầu ra của các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội.

- Đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ cơ sở.

- Cơ cấu lại hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học để phát huy hiệu quả đào tạo cả hệ thống chắnh trị; thành lập trường Đại học Phanxipan và đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả trong đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học, đối ngoại và hợp tác quốc tế.

- Xác định các ngành, nghề đào tạo theo nhu cầu xã hội để đào tạo nghề nghiệp phù hợp, tạo cơ hội tìm việc làm cho con em các dân tộc tỉnh Lào Cai có nghề nghiệp, việc làm ổn định, thiết thực đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)