Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 107 - 112)

- Xây dựng thêm 12 trường đạt chuẩn Quốc gia phấn đấu đến năm 2020 có 38/

3.2.6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật

Công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục THCS tập trung vào một số lĩnh vực chắnh: Công tác quản lý, công tác tài chắnh, tuyển sinh, hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, dạy thêm, học thêm, chất lượng giáo dục, việc thực hiện quy định pháp luật và triển khai, tổ chức, thực hiện các văn bản nhà nước về giáo dụcẦ

Công khai minh bạch trong các cơ sở giáo dục có vai trò quan trọng đối với công tác phòng chống tham nhũng đồng thời thực hiện cơ chế giám sát của xã hội, của nhân dân đối với hoạt động của hệ thống giáo dục. Đồng thời phát hiện chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong sử dụng ngân sách, các hoạt động thu chi ngoài ngân

sách. Bên cạnh đó còn giúp các đơn vị rút kinh nghiệm trong công tác quản lý tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục, từ đó nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo viên, tạo sự chuyển biến tắch cực trong việc thực hiện các quy định của nhà nước và của ngành ở từng cá nhân, đơn vị.

Để tăng cường hiệu quả hoạt động của các nhà trường, Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai, Phòng GD&ĐT huyện Sa Pa cần dổi mới công tác thanh tra, kiểm tra coi đây là việc làm thường xuyên. Xử lý nghiêm và công bố công khai nếu có sai phạm. Có thể thanh tra, kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra ngoài nhiệm vụ kiểm tra các hoạt động của nhà trường, cần quan tâm tới những vấn đề bức xúc dư luận quan tâm, những nơi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Việc kết luận thanh tra chắnh xác khách quan là cần thiết, muốn vậy các thành viên trong đoàn thanh tra phải có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, công tâm, khách quan và có tinh thành trách nhiệm cao.

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý giáo dục THCS cần đẩy mạnh theo hướng sau:

Một là, Tăng cường tắnh chuyên nghiệp trong hoạt động thanh tra: Theo Luật Thanh tra 2010 để đạt được mục đắch thanh tra nhằm phát hiện những sai phạm trong quản lý, chắnh sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tắch cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ắch của nhà nước, quyền và lợi ắch hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Hai là, Chuyển mạnh từ thanh tra chuyên ngành sang thanh tra toàn diện công tác quản lý giáo dục: Cụ thể là việc thanh tra hành chắnh và thanh tra chuyên ngành giáo dục theo quy định. Không thực hiện thanh tra hoạt động sư phạm của nhà trường một cách độc lập tránh chống chéo với việc đánh giá nhà giáo theo chuẩn nghề nghiệp hàng năm.

Ba là, Tăng cường tự thanh tra, kiểm tra đi đôi với tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục: Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở GD&ĐT và các cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Tiểu kết chƣơng 3

Các giải pháp QLNN được đề xuất dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về giáo dục THCS trên địa bàn huyện Sa Pa được khảo sát và đánh giá đúng thực trạng về công tác giáo dục trên địa bàn huyện Sa Pa từ năm 2011 đến hết năm 2016. Các giải pháp trên còn được định hướng bởi các quy định pháp lý quản lý nhà nước về giáo dục, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai, của huyện Sa Pa đến năm 2020.

Căn cứ vào mục đắch, nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, luận văn đã đề xuất 6 nhóm giải pháp về quản lý giáo dục THCS trên địa bàn huyện Sa Pa nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sa Pa trong những năm tiếp theo. Các nhóm giải pháp: (1) Hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL về giáo dục Trung học cơ sở; (2) Triển khai thực hiện chủ động, kịp thời các chắnh sách quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục THCS; (3) Tăng cường huy động tài chắnh, quản lý, sử dụng tài chắnh có hiệu quả; (4) Tăng cường quản lý và kiểm định chất lượng giáo dục; (5) Xây dựng tổ chức bộ máy hợp lý và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; (6) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật.

Các giải pháp này khi được triển khai đồng bộ sẽ tác động đến vai trò của cấp ủy, chắnh quyền trong quản lý nhà nước với những thành tố: Thể chế, tổ chức bộ máy, công tác thanh tra, kiểm tra...trên địa bàn toàn huyện.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đối với quản lý nhà nước về giáo dục THCS trên địa bàn huyện Sa Pa, đề tài có một số kết luận sau:

Quản lý nhà nước về giáo dục là hoạt động của chắnh quyền các cấp nhằm tổ chức, điều khiển thống nhất mọi lực lượng xã hội, phát huy tối đa tiềm năng xã hội, thực hiện nâng cao dân trắ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng có ý chắ kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tắch cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tắnh tổ chức kỷ luật. Vì thế bất kể một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào cũng qua tâm đến phát triển giáo dục và đào tạo trong đó khâu đột phá là nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.

Quản lý GD&ĐT thể hiện vai trò rất quan trọng của nhà nước đối với sự phát triển giáo dục của quốc gia. Để thực hiện tốt nội dung đó vấn đề đặt ra là phải xác định rõ trách nhiệm quyền hạn của Bộ GD&ĐT, các Bộ ngành liên quan, UBND cấp tỉnh, huyện và các cơ sở giáo dục. Mặt khác phải có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội và sự nghiệp GD&ĐT theo phương trâm ỘNhà nước và nhân dân cùng làmỢ.

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục bậc THCS nói riêng trên địa bàn huyện, bên cạnh những thành tựu đạt được còn những khó khăn hạn chế, bất cập mà nguyên nhân chủ yếu là chưa thực hiện triệt để nguyên tắc nền tảng giáo dục ỘHọc để biết, học để làm, học để cùng chung sống với người khác, học để khẳng định mìnhỢ. Để thực hiện tốt phương trâm nêu trên, đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nói chung, giáo dục THCS nói riêng ở các cấp, các ngành, đặc biệt trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Qua 3 chương, luận văn đã trình bày, giải quyết được những vấn đề cơ bản sau:

Một là, luận văn đã nêu được khái niệm GD&ĐT, khái niệm giáo dục THCS, khái niệm QLNN về GD&ĐT, QLNN về GDTHCS, quan niệm của Đảng, Nhà nước về giáo dục, tác giả đã nhấn mạnh một số quan điểm chủ trương trong Hiến pháp năm 2013, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, mục tiêu phát triển GD&ĐT. Bên cạnh đó, luận văn cũng làm rõ được vai trò của quản lý nhà nước đối với giáo dục và vai trò quản lý nhà nước đối với giáo dục THCS.

Hai là, Với đối tượng nghiên cứu cụ thể là QLNN đối với giáo dục THCS loại hình công lập trên địa bàn huyện Sa Pa, luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu, làm rõ thực trạng giáo dục của huyện về quy mô, trường lớp, chất lượng giáo dục, đội ngũ công chức, viên chức, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy học, luận văn đi sâu vào phân tắch công tác QLNN về giáo dục theo quy định của nhà nước để khẳng định hiệu quả của QLNN về giáo dục trong thời gian qua đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong quản lý và rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức cần giải quyết.

Ba là, Quan điểm, định hướng và các giải pháp quản lý nhà nước đối với giáo dục THCS trên địa bàn huyện, qua đó đưa ra một số giải pháp về phát triển giáo dục THCS trên địa bàn huyện Sa Pa giai đoạn hiện nay từ việc đổi mới quản lý giáo dục THCS, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, thanh tra, kiểm tra, công tác xã hội hóa giáo dục...

Luận văn đã hệ thống, phát triển các vấn đề có tắnh lý luận và nghiên cứu thực trạng một cách hệ thống về QLNN đối với các trường THCS công lập, phân tắch những đặc điểm cơ bản, nội dung, vai trò của QLNN về giáo dục THCS trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện QLNN về giáo dục THCS trên địa bàn huyện Sa Pa. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu không dài, phạm vi nghiên cứu hạn hẹp (chỉ trong phạm vi của huyện Sa Pa) nên không tránh khỏi những hạn chế, còn nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết thỏa đáng hơn. Vì vậy, mong muốn với đề tài này có thể là cở sở để độc giả có thể nghiên cứu phát triển trong những năm tiếp theo với phạm vi đối tượng rộng hơn, sâu hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)