Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 86 - 89)

Công tác quản lý giáo dục chưa đi đôi với quyền hạn để thực hiện chức năng triển khai các chắnh sách, chương trình giáo dục tại địa phương, đủ điều kiện đảm bảo cả về chất và lượng của giáo dục bậc THCS, đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục phải có quyền hạn nhất định, đặc biệt trong việc huy động, bố trắ, bổ sung nhân sự cũng như trong việc huy động, phân bổ các nguồn tài chắnh sao cho kịp thời và phù hợp với mục đắch công việc triển khai.

Công tác chỉ đạo, điều hành ở một số cán bộ quản lý giáo dục còn thiếu tắnh sáng tạo, chưa mạnh dạn đưa ra những quyết sách đồng bộ ở tầm vĩ mô. Năng lực của một bộ phận quản lý giáo dục chưa đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục.

Một số chắnh sách chưa phù hợp, đặc biệt là chắnh sách quy định về phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách và chế độ tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo.

Công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực cho phát triển giáo dục còn bất cập hầu hết còn trông chờ vào nhà nước, tư tưởng bao cấp còn nặng nề, việc huy động các nguồn lực cho giáo dục cňn hạn chế.

Việc đào tạo, quản lý, sử dụng nguồn nhân lực chưa chặt chẽ, tắnh kế thừa chưa cao, còn tình trạng vừa thiều, vừa thừa giáo viên (thừa ở các trường trung tâm). Việc thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn còn chưa hiệu quả; việc tuyển dụng và luân chuyển giáo viên chưa thật sự hợp lý, gây dư luận không tốt trong nhân dân.

Chất lượng giáo dục THCS chưa cao, việc đánh giá chất lượng chưa chặt chẽ, chưa thật sự khách quan; bệnh thành tắch đôi khi vẫn tồn tại trong đánh giá kết quả học tập, thi cử của học sinh.

Thanh tra, kiểm tra chưa đạt hiệu quả như mong muốn, một bộ phận thanh tra viên năng lực còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ; chế độ cho đội ngũ này còn bất hợp lý nên hiệu quả thanh tra còn thấp.

Việc thể chế hóa các văn bản của cấp trên vào thực tế của huyện Sa Pa còn chậm, xây dựng chương trình, kế hoạch dài hạn còn chung chung chưa cụ thể, triển khai, tổ chức thực hiện có nơi, có lúc còn trì trệ...

Tiểu kết chƣơng 2

Sau khi nghiên cứu về thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục THCS trên địa bàn huyện Sa Pa, có thể thấy: Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này trong những năm qua đã được quan tâm và từng bước được thực hiện, đã đạt được những thành tắch đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, công tác quản lý nhà nước về giáo dục THCS trên địa bàn huyện Sa Pa còn có những điểm hạn chế như: Số lượng giáo viên THCS vẫn còn thiếu so với yêu cầu thực tế (năm 2017 nhu cầu cần tuyển 102 giáo viên mầm non, 10 giáo viên Tiểu học, 15 giáo viên THCS); chất lượng giáo viên THCS theo yêu cầu và mục tiêu phát triển còn chưa đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin Truyền thông; chưa đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ theo quy định tại thông tư 01/2014/TT-BGD&ĐT ngày 24/01/2014 của Bộ GD&ĐT; cơ chế quản lý, các chắnh sách đãi ngộ, môi trường làm việc dù được cải thiện hơn trước, song vẫn còn nhiều tồn tại... Để phát huy những mặt mạnh, khắc phục những điểm hạn chế, triển khai đúng các định hướng phát triển giáo dục của huyện Sa Pa, cần phải có những biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục THCS phù hợp với tình hình địa phương, đảm bảo đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Với cơ sở khoa học đã được đề cập ở chương 1 cùng những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân dẫn đến hạn chế được phân tắch ở chương 2, việc tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ sở đóng vai trò hết sức quan trọng và mang tắnh quyết định đối với chất lượng giáo dục của các nhà trường và sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đó sẽ là nội dung được nghiên cứu ở chương 3 của luận văn.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)