Nội dung quản lý nhà nước về Giáo dục Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 27 - 37)

1.3.1.1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục Trung học cơ sở

Nhà nước phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nhằm tạo hành lang pháp lý và điều chỉnh mọi hoạt động giáo dục đi vào kỷ cương nề nếp. Các chủ trương, chắnh sách và pháp luật không thể tự thân đi vào đời sống xã hội, mà phải qua quá trình tổ chức thực hiện. Việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp luật về quản lý nhà nước về giáo dục THCS được thực hiện một cách có hệ thống, đảm bảo tắnh đồng bộ và kịp thời. Các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nói chung và giáo dục THCS được các cấp, các ngành triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, trách nhiệm; thể hiện được tắnh hiệu lực và hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Cụ thể các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục quy định cơ quan quản lý nhà nước các cấp có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn theo phân cấp quản lý; trong đó UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND

cấp tỉnh về phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện; ngoài ra Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện còn quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc sáp nhập, chia, tách trường, giải thể hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS; Trưởng phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) ra quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đối với trường THCS công lập, công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đối với trường THCS tư thục sau khi thực hiện các quy trình bổ nhiệm cán bộ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nếu nhà trường đã có Hội đồng trường, quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng THCS được thực hiện trên cơ sở giới thiệu của Hội đồng trường....

- Trong những năm qua, trung ương đã banh hành nhiều văn bản quy định hoạt động tổ chức giáo dục các cấp, trong đó có giáo dục THCS:

+ Luật giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi năm 2009 của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

+ Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chắnh phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

+ Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chắnh phủ quy định về miễn, giảm học phắ, hỗ trợ chi phắ học tập và cơ chế thu, sử dụng học phắ đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.

+ Nghị định 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chắnh phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chắnh phủ quy định về miễn giảm học phắ, hỗ trợ chi phắ học tập và cơ chế thu, sử dụng học phắ đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014 - 2015.

+ Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chắnh phủ về cơ chế thu, quản lý học phắ đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chắnh sách miễn, giảm học phắ, hỗ trợ chi phắ học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.

+ Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chắnh phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

+ Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chắnh phủ quy định xử phạt vi phạm hành chắnh trong lĩnh vực giáo dục.

+ Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chắnh phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chắnh phủ về chắnh sách khuyến khắch xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

+ Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn danh mục khung vị trắ việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

+ Thông tư 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

+ Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ GD&ĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT.

+ Thông tư 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11/8/2009 của Bộ GD&ĐT ban hành danh mục thiết bị đồ dùng dạy học tối thiểu cấp THCS.

+ Thông tư 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ GD&ĐT ban hành quy chế công nhận trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.

+ Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

+ Thông tư Liên tịch số 13/2006/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế - Bộ GD&ĐT quy định công tác Y tế trường học.

+ Thông tư 27/2015/TT-BGDĐT ngày 30/10/2015 của Bộ GD&ĐT ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

+ Thông tư 21/2010/TT-BGD ĐT ngày 20/7/2010 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên.

+ Thông tư 42/2012/TT-BGD ĐT ngày 23/11/2012 của Bộ GD&ĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.

+ Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm.

+ Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GD&ĐT quy định điều kiện đảm bảo và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận phổ cập giáo, xóa mù chữ.

+ Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;

+ Nghị định 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chắnh phủ quy định phổ cập giáo dục, xóa mù chữẦ

1.3.1.2. Xây dựng và triển khai thực hiện các chắnh sách quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục Trung học cơ sở

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục THCS là chức năng cơ bản của các cơ quan QLNN về giáo dục nhằm đưa ra định hướng và các biện pháp mà chủ thể quản lý nhà nước thực hiện nhằm phát triển giáo dục THCS đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng những yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD&ĐT.

Chắnh sách phát triển giáo dục đã được thể chế hoá trong Luật Giáo dục 2005 với các nội dung cơ bản như sau:

- Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trắ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, tiến bộ khoa học,công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng,

miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.

- Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tắn ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

- Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chắnh sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chắnh sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

- Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là giáo dục phổ cập

- Thực hiện xã hội hóa giáo dục; khuyến khắch, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục

- Đa dạng hoá các loại hình giáo dục. Phát triển các loại hình bán công, tư thục và dân lập, trường quốc tế cùng với hệ thống các trường công lập. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục. Thực hiện chắnh sách mở cửa trong giáo dục.

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Dựa trên các định hướng đó, chắnh quyền địa phương các cấp xây dựng và triển khai các kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương nhưng phải đảm bảo đúng quy định của nhà nước về phát triển giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng.

1.3.1.3. Huy động tài chắnh, quản lý, sử dụng tài chắnh cho giáo dục Trung học cơ sở

Các nguồn tài chắnh đầu tư cho giáo dục bao gồm: (1) Ngân sách nhà nước; (2) Học phắ, lệ phắ tuyển sinh; các khoản thu từ hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở giáo dục; đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để phát triển giáo dục; các khoản tài trợ khác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục: (1) Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trắ ngân sách giáo dục, bảo đảm tỷ lệ tăng chi ngân sách giáo dục hằng năm cao hơn tỷ lệ tăng chi ngân sách nhà nước; (2) Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục phải được phân bổ theo nguyên tắc công khai, tập trung dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng; thể hiện được chắnh sách ưu tiên của Nhà nước đối với giáo dục phổ cập, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; (3) Cơ quan tài chắnh có trách nhiệm bố trắ kinh phắ giáo dục đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tiến độ của năm học. Cơ quan quản lý giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách giáo dục được giao và các nguồn thu khác theo quy định pháp luật.

Đảng và Nhà nước đã ban hành cơ chế tài chắnh trong lĩnh vực giáo dục:

- Đề án đổi mới cơ chế tài chắnh, trong đó tổng chi xã hội cho giáo dục và đào tạo là 6,5% GDP, ngân sách nhà nước là 5,6% GDP, tổng chi cho giáo dục chiếm 20% ngân sách nhà nước, tỉ lệ so với tổng chi xã hội là 85,5%, trong đó nhà nước đã đầu tư 92,7% tổng chi cho các trường công lập.

- Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chắnh phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Quyết định 695/QĐ-TTg ngày 21/5/2016 của tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Quyết định 695/QĐ-TTg ngày 21/5/2016 của Thủ tướng Chắnh phủ ban hành kế hoạch thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chắnh phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; trong đó giao Bộ Nội vụ Hướng dẫn về thành lập và hoạt động của Hội đồng quản lý; hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định vị trắ việc làm; thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trắ việc làm; hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp công chưa xây dựng được vị trắ việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp xác định số lượng người làm việc trên cơ sở định biên bình quân các năm trước. Bộ GD&ĐT tham mưu cho Chắnh phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và tham mưu cho Thủ tướng Chắnh phủ ban hành quyết định về quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo...

Quản lý chất lượng giáo dục là quản lý đồng bộ các thành tố tạo nên chất lượng giáo dục: Bối cảnh, đầu ra, đầu vào, quá trình giáo dục.

Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

Mục đắch của kiểm định chất lượng giáo dục là nhằm đảm bảo đạt được những chuẩn mực nhất định trong đào tạo và không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng nguồn nhân lực và đảm bảo quyền lợi cho người học. Ngoài ra, kiểm định chất lượng giáo dục còn nhằm mục đắch giải trình với xã hội, với các cơ quan quyền lực hay với các cơ quan, tổ chức tài trợ, cấp kinh phắ. Hiện nay, không ắt các tổ chức, cơ quan quan tâm đến việc cơ sở giáo dục đã được kiểm định chất lượng giáo dục hay chưa trước khi đưa ra quyết định tài trợ hay không tài trợ cho cơ sở giáo dục đó. Học sinh và phụ huynh, trước khi lựa chọn trường để đăng ký dự tuyển cũng cân nhắc xem nhà trường hay chương trình đào tạo có được kiểm định chất lượng giáo dục hay không.

Thách thức lớn nhất đối với chất lượng giáo dục là chưa đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của sự phát triển kinh tế, xã hội. Chắnh vì vậy, tổ chức quản lý việc đảm bảo chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục trở thành một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về giáo dục.

Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát các nội dung theo điều 10, điều 11, điều 12, điều 13 và điều 14 tại Thông tư 42/TT-BGD&ĐT ngày 24/12/2012 của Bộ GD&ĐT gồm 5 tiêu chuẩn: (1) Tổ chức và quản lý nhà trường; (2) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; (3) Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học; (4) Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; (5) Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục.

Quy trình kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục gồm 4 bước: (1) Tự đánh giá của cơ sở giáo dục; (2) Đăng ký đánh giá ngoài của cơ sở giáo dục; (3) Đánh giá ngoài cơ sở giáo dục; (4) Công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục.

1.3.1.5. Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ sở

Chắnh phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục, trrình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)