Huy động tài chắnh, quản lý, sử dụng tài chắnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 68 - 70)

Thực hiện có hiệu quả nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09/8/2012 của Chắnh phủ về Đề án ỘĐối mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công lậpỢ. Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chắnh phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Sự quan tâm của nhà nước trong nhiều năm qua đã được thể hiện rõ thông qua đầu tư ngày một tăng cho giáo dục. Phát triển những dịch vụ giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng XHCN là cần thiết nhằm thu hút nhiều hơn các nguồn vốn đầu tư , tạo điều kiện mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân. Bên cạnh đầu tư của nhà nước và của xã hội cho giáo dục, mỗi cá nhân tham gia vào sự nghiệp giáo dục phải có những đóng góp tắch cực góp phần tạo nên chất lượng giáo dục. Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục và giữa các cá nhân tham gia giáo dục tạo động lực phát triển giáo dục.

Bảng 2.8. Tổng hợp nguồn kinh phắ đầu tƣ cho giáo dục (Đơn vị tắnh: Tỷ đồng) Năm Tổng chi ĐTPT Ngân sách chi cho đầu tƣ

phát triển GD&ĐT Tỷ lệ % so với tổng chi NSNN Năm 2012 41,472 12,978 31,29 Năm 2013 50,510 18,752 37,13 Năm 2014 53,445 8,074 15,11 Năm 2015 61,180 13,623 22,27 Năm 2016 73,249 3,578 4,88 Tổng cộng 279,856 57,005

(Nguồn: Phòng Tài chắnh - Kế hoạch huyện Sa Pa [43], [44], [45], [46], [47] ) Qua bảng số liệu trên cho thấy ngân sách hàng năm đầu tư cho giáo dục không đồng đều, không ổn định (năm 2012 chi cho đầu tư phát triển GD&ĐT 12.978 triệu đồng, năm 2016 chi cho đầu tư phát triển GD&ĐT là 3.578 triệu đồng) nguyên nhân là do hiện nay hệ thống trường lớp cơ bản đã được kiên cố hóa nên ngân sách chi cho đầu tư là giảm chỉ chiếm 4,88% trong tổng đầu tư phát triển.

Bảng 2.9. Ngân sách chi thƣờng xuyên cho giáo dục từ năm 2012-2016 (không tắnh chi đầu tư phát triển) Đơn vị: Tỷ đồng.

Năm Tổng chi NSNN Ngân sách chi cho sự nghiệp GD&ĐT Tỷ lệ % so với tổng chi NSNN Năm 2012 344,405 162,127 47.07 Năm 2013 451,509 176,004 38.98 Năm 2014 479,849 187,517 39.08 Năm 2015 496,767 200,190 40.30 Năm 2016 579,534 226,010 39.00 Tổng cộng 2352,064 951,848

(Nguồn: Phòng Tài chắnh - Kế hoạch huyện Sa Pa [43], [44], [45], [46], [47] ) Qua bảng số liệu trên cho thấy ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục hàng năm đều tăng (năm 2012 chi 162.127 triệu đồng, năm 2016 chi 226.010 triệu đồng) do quy mô trường lớp tăng, kéo theo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tăng vì vậy chi ngân sách cho giáo dục tăng theo.

Ngoài ngân sách nhà nước cấp hàng năm, thì công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn huyện được chú trọng, huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm để phát triển giáo dục dưới mọi hình thức: Tiền mặt, xây dựng trường, lớp, phòng ở, công trình phụ trợ (nhà tắm, nhà vệ sinh...), đồ dùng học sinh bán trú (chăn, màn, quần áo, đồ gia dụng...) cho học sinh bán trú, sách, trang thiết bị dạy học tại các trường học được sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa phương, trong nước và ngoài nước, tiêu biểu như tổ chức COPY đã xây dựng phòng ở cho học sinh bán trú tại trường THCS San Sả Hồ và đầu tư đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho học sinh bán trú với trị giá trên 2 tỷ đồng đáp ứng cho khoảng 170 học sinh ở bán trú; tổ chức GVI hỗ trợ bê tông hóa sân trường, hàng rào, công trình phụ trợ, hệ thống đồ gia dụng ....cho học sinh bán trú tại các 9/21 trường học trên địa bàn với kinh phắ khoảng trên 10 tỷ đồng từ năm 2011-2016....

Bảng 2.10. Kết quả công tác xã hội hóa giáo dục từ năm 2012-2016 Đơn vị: Đồng

Năm Trị giá (quy ra tiền: đồng) Tiền mặt (đơn vị tắnh: đồng) Tổng số tiền và hiện vật đã quy tiền Ghi chú

2012 1.823.916.836 311.817.164 2.135.734.000 2013 2.092.875.162 431.702.838 2.524.578.000 2013 2.092.875.162 431.702.838 2.524.578.000 2014 2.469.119.328 498.572.172 2.967.691.500 2015 3.223.633.182 674.351.318 3.897.984.500 2016 7.970.380.785 1.698.508.385 9.668.889.170 Tổng cộng 17.579.925.293 3.614.951.877 21.194.877.170

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Sa Pa [43], [44], [45], [46], [47] )

Qua bảng số liệu trên cho thấy công tác xã hội hóa trên địa bàn huyện Sa Pa hàng năm là tương đối cao ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn, đóng góp công sức tiền của để phát triển giáo dục. Các nguồn lực thông qua con đường xã hội hóa, cùng với nguồn lực của Nhà nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu học tập của các tâng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Sa Pa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)