Bài học kinh nghiệm đối với huyện Sa Pa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 46 - 49)

Qua tìm hiểu về công tác quản lý nhà nước về giáo dục ở một số địa phương. Để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện Sa Pa, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là, Cần xác định được tầm quan trọng của việc quản lý nhà nước về giáo dục nói chung và quản lý nhà nước về giáo dục THCS nói riêng.

Hai là, Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cấp trên về GD&ĐT. Đẩy mạnh phân cấp, đẩy mạnh công tác đổi mới quản lý, nâng cao trách nhiệm, tăng tắnh chủ động, sáng tạo cho các trường THCS.

Ba là, Cần có sự vào cuộc của cấp ủy đảng, chắnh quyền các cấp, cả hệ thống chắnh trị và các tầng lớp nhân dân đối công tác giáo dục.

Bốn là, Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động tối đa nguồn lực để phát triển giáo dục thông qua phụ huynh học sinh, các ban ngành đoàn thể các thành phần kinh tế đóng trên địa bàn.

Năm là, Chú trọng xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ số lượng và cơ cấu, có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, có kiến thức và phương pháp sư phạm vững vàng, khéo léo trong công tác dân vận, năng động sáng tạo, không ngừng học hỏi vươn lên.

Sáu là, Đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tắch cực phát huy tắnh chủ động, sáng tạo của học sinh. Tổ chức tốt các lớp tập huấn, bồi

dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Bảy là, Phấn đấu từ chỗ có đủ trường lớp đến kiên cố hóa trường lớp, tăng cường cung cấp trang thiết bị đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục toàn diện là điều kiện thiết yếu để phát triển giáo dục.

Tám là, Xây dựng hệ thống trường lớp hợp lý và phát triển từng bước phù hợp với sự phát triển quy mô đào tạo của ngành giáo dục với điều kiện và sự đòi hỏi của kinh tế xã hội của địa phương.

Chắn là, Phấn đấu quyết liệt để đạt chuẩn phổ cập giáo dục các bậc học vừa có ý nghĩa chắnh trị xã hội lớn lao, vừa đảm bảo phát triển giáo dục bền vững và nâng cao chất lượng đào tạo, trên cơ sở đó từng bước đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trắ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đào tạo nhân tài.

Mười là, Tổ chức tốt các phong trào phát động của ngành giáo dục ở các trường THCS. Khen thưởng động viên kịp thời cán bộ, giáo viên và học sinh có thành tắch cao trong giảng dạy và học tập tạo động lực cho giáo viên và học sinh tắch cực tham gia đóng góp cho công tác giáo dục.

Tiểu kết chƣơng 1

Bằng việc hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận, luận văn trình bày một số khái niệm cơ bản của hoạt động quản lý, quản lý nhà nước về giáo dục cũng như đặc điểm, vị trắ, vai trò, nội dung của quản lý nhà nước về giáo dục THCS; các yếu tố ảnh hưởng và sự cần thiết của quản lý nhà nước về giáo dục về giáo dục nói chung và giáo dục THCS hiện nay nói riêng rút ra một số điểm cơ bản về phương pháp luận nghiên cứu như sau:

Một là, Quản lý nhà nước về giáo dục nói chung và quản lý nhà nước về giáo dục THCS nói riêng cần có những giải pháp hết sự cụ thể, xuyên suốt, thường xuyên liên tục để đạt được những mục tiêu đề ra.

Hai là, Quản lý nhà nước về giáo dục THCS là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, trong đó Phòng GD&ĐT đóng vai trò nòng cốt trong việc tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo quản lý các hoạt động giáo dục trên địa bàn huyện.

Ba là, Các khái niệm về phương hướng, mục tiêu, nội dung, giải pháp quản lý nhà nước về giáo dục THCS được nêu ở Chương 1 là cơ sở quan trọng để nghiên cứu các chương tiếp theo.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)