Quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 25 - 32)

Trong nhà trƣờng, phát triển nguồn nhân lực giáo viên là vấn đề trọng tâm của quản lý. Nó có quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực nói chung. Phát triển nguồn nhân lực giáo viên là tạo ra một đội ngũ nhà giáo đủ về số lƣợng, đảm bảo về chât lƣợng, đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, độ tuổi, giới tính nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực giảng dạy và giáo dục của nhà trƣờng, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trƣờng.

1.1.5. Quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực giáo viêntrung học cơ sở trung học cơ sở

1.1.5.1. Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực

Quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phƣơng pháp, chính sách và biện pháp của nhà nƣớc nhằm làm tăng giá trị cho con ngƣời, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng nhƣ kỹ năng nghề nghiệp, làm cho con ngƣời trở thành ngƣời lao động có những năng lực và phẩm chất mới, cao hơn, đáp ứng đƣợc những yêu cầu to lớn và ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế - xã hội.

1.1.5.2. Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở

Quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực giáo viên là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho trình độ đội ngũ nhà giáo đảm bảo trình độ về chính trị, trình độ về chuyên môn, trình độ về quản lý giáo dục theo đƣờng lối, nguyên lý giáo dục của Đảng. Thực hiện đƣợc các tính chất của nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà hạt nhân cơ bản là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ đƣa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến đến trạng thái mới.

Nội dung quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở của các cơ quan trung ƣơng bao gồm:

- Xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch phát triển của ngành

- Xây dựng cơ chế chính sách và quy chế quản lý nội dung và chất lƣợng giáo dục và đào tạo

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra và thẩm định

Nội dung quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở cấp huyện bao gồm:

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực giáo viên trung học cơ sở ở địa phƣơng và chỉ đạo thực hiện

- Quản lý chuyên môn nghiệp vụ các trƣờng theo sự phân cấp và quản lý nhà nƣớc về hoạt động giáo dục ở địa bàn huyện.

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra giáo dục ở địa phƣơng.

1.1.5.3. Chủ thể quản lý giáo viên trung học cơ sở

Chủ thể quản lý nhà nƣớc về giáo dục là các cơ quan quyền lực nhà nƣớc (cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tƣ pháp), chủ thể trực tiếp là bộ máy quản lý giáo dục từ trung ƣơng đến cơ sở. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục - đào tạo bao gồm: Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, và ủy ban nhân dân các cấp. Trong đó:

+ Chính phủ trình Quốc hội trƣớc khi quyết định những chủ trƣơng lớn có ảnh hƣởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nƣớc, những chủ chƣơng về cải cách nội dung chƣơng trình của một cấp học; định kỳ báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục + Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm trƣớc chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về giáo dục

+ Bộ, cơ quan ngang Bộ phối hợp với Bộ GD&ĐT thực hiện quản lý nhà nƣớc về giáo dục theo thẩm quyền

+ UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nƣớc về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trƣờng công lập thuộc phạm

vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục tại địa phƣơng

+ Sở GD&ĐT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có chức năng tham mƣu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về giáo dục, Phòng GD&ĐT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có chức năng tham mƣu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về giáo dục

1.1.5.4. Đối tượng quản lý phát triển nguồn nhân lực

Đối tƣợng của quản lý nhà nƣớc về giáo dục là hệ thống giáo dục quốc dân, là mọi hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi cả nƣớc. Đối tƣợng phát triển nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên bao gồm số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng của nguồn nhân lực giáo viên.

1.1.5.5. Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn cấp huyện

Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND cấp huyện

UBND cấp huyện có chức năng quản lý nhà nƣớc về giáo dục trên địa bàn huyện, chịu trách nhiệm trƣớc UBND tỉnh về phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, THCS và xây dựng xã hôi học tập trên địa bàn huyện.

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, đề án phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện quy hoach, kế hoạch, chƣơng trình, đề án giáo dục đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chỉ đạo, hƣớng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục.

- Chỉ đạo, hƣớng dẫn Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện trong việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục trên địa bàn.

-Thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn.

- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ và hàng năm về tổ chức và hoạt động giáo dục theo hƣớng dẫn của UBND cấp tỉnh và Sở GD&ĐT.

- Quyết định thành lập (đối với các trƣờng công lập), cho phép thành lập (đối với các trƣờng ngoài công lập), sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể (bao gồm cả các cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tƣ của các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài) đối với các cơ sở giáo dục mầm non, trƣờng tiểu học, THCS, trƣờng phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp trung học phổ thông), trung tâm học tập cộng đồng và các cơ sở giáo dục khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.

- Bảo đảm đủ biên chế công chức cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, biên chế sự nghiệp cho các cơ sở giáo dục; chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách của Nhà nƣớc ban hành các chủ trƣơng, biện pháp để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn.

- Bảo đảm các điều kiện về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất để phát triển giáo dục trên địa bàn; thực hiện xã hội óa giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục; ban hành các quy định để bảo đảm quyền tự

chủ, nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn; hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện. - Chỉ đạo, hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện phong trào thi đua; quyết định khen thƣờng các tổ chức cá nhân có nhiều công lao đối với sự phát triển giáo dục.

- Chỉ đạo, hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính, công tác thực hiện tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và xử lý vi phạm về giáo dục theo quy định của pháp luật, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai

chất lƣợng giáo dục, công khai điều kiện bảo đảm chất lƣợng giáo dục, công khai tài chính của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.

Trách nhiệm của Phòng GD&ĐT

Phòng GD&ĐT có trách nhiệm giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về giáo dục trên địa bàn huyện:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan:

+ Trình UBND cấp huyện: dự thảo các văn bản hƣớng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật, các quy định của UBND cấp tỉnh về hoạt động giáo dục trên địa bàn; dự thảo các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, chƣơng trình cải cách hành chính về lĩnh vực giáo dục trên địa bàn, dự thảo các văn bản khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.

+ Trình Chủ tịch UBND cấp huyện: dự thảo quyết định thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các cơ sở giáo dục trực thuộc

Phòng GD&ĐT và các văn bản cá biệt khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ; công tác tuyển sinh, thi cử, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn; cho phép hoạt động giáo dục đối với các cơ sở giáo dục đƣợc quy định tại khoản 6 Điều 8 nghị định số 115/2010/NĐ-CP Quy định trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về giáo dục.

- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tổ chức và hoạt động giáo dục định kỳ và hàng năm theo hƣớng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND cấp huyện.

- Chủ trì xây dựng, tổng hợp kế hoach biên chế sự nghiệp giáo dục của các cơ sở giáo dục trực thuộc theo hƣớng dẫn của Sở GD&ĐT và UBND cấp huyện; quyết định phân bổ biên chế sự nghiệp các cơ sở giáo dục trực thuộc sau khi đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; hƣớng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dƣỡng, thực hiện chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện.

- Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức đối với ngƣời đứng đầu, cấp phó ngƣời đứng đầu, công nhận hội đồng trƣờng các cơ sở giáo dục trực thuộc; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc quyền quản lý của UBND cấp huyện.

- Chủ trì xây dựng, lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc; quyết định phân bổ, giao dự toán chi ngân sách giáo dục cho các cơ sở giáo dục trực thuộc khi đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với cơ quan tài chính, kế hoạch cùng cấp xác định, cân đối ngân sách nhà nƣớc chi cho giáo dục hàng năm của địa phƣơng, trình cấp có

thẩm quyền phê duyệt; hƣớng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nƣớc và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục trên địa bàn huyện.

- Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về giáo dục theo quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát việc công khai chất lƣợng giáo dục, công khai điều kiện đảm bảo chất lƣợng giáo dục, công khai tài chính của các cơ sở giáo dục trực thuộc.

- Giúp UBND cấp huyện quản lý các cơ sở giáo dục trực thuộc, gồm: cơ sở giáo dục mầm non, trƣờng tiểu học, trƣờng THCS, trƣờng phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp trung học phổ thông) và các cơ sở giáo dục khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.

Trách nhiệm quản lý nhà nước của UBND cấp xã

UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc theo thẩm quyền về giáo dục trên địa bàn xã.

- Xây dựng và trình hội đồng nhân dân cấp xã kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phƣơng; tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phƣơng khi đƣợc phê duyệt, xây dựng quy hoạch về đất cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn theo tiêu chuẩn quy định về trƣờng chuẩn quốc gia do Bộ GD&ĐT ban hành. - Cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tƣ thục theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; bảo đảm và chịu trách nhiệm kiểm tra các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tƣ thục trên địa bàn hoạt động theo đúng quy định pháp luật.

- Thực hiện xã hội hóa giáo dục; xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh, vận động nhân dân chăm lo cho giáo dục, phối hợp với nhà trƣờng chăm lo giáo dục con em thực hiện nếp sống văn hóa mới, tham gia bảo vệ,

tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các công trình văn hóa, các công trình dành cho hoạt động học tập, vui chơi của học sinh; huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục của xã.

- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ và hàng năm về tổ chức và hoạt động giáo dục trên địa bàn theo hƣớng dẫn của UBND cấp huyện và

- Phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức đăng ký, huy động tối đa ngƣời trong độ tuổi đi học để bảo đảm phổ cập giáo dục, chống mù chữ, tạo điều kiện cho mọi ngƣời đƣợc học tập thƣờng xuyên, suốt đời. - Quản lý trung tâm học tập cộng đồng; phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý cơ sở giáo dục mầm non, trƣờng tiểu học, THCS trên

địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)