Từ hiệu quả trong công tác phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại ba địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là: Thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh. Có thể rút ra một số kinh nghiệm có thể áp dụng cho huyện Thanh Sơn nhƣ sau:
Thứ nhất: Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cấp trên về GD&ĐT và phát triển nguồn nhân lực giáo viên.
Thứ hai: Tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo dục, cán bộ quản lý, giáo viên nâng cao năng lực quản lý, năng lực sƣ phạm. Tăng cƣờng đổi mới phƣơng pháp, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và các hoạt động giáo dục.
Thứ ba: Đầu tƣ và huy động các nguồn lực cho phát triển giáo dục cũng nhƣ phát triển nguồn nhân lực giáo viên.
Thứ tƣ: Thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thi, các sân chơi cho GV, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm, tăng cƣờng giao lƣu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm giáo dục và dạy học giữa các giáo viên.
Thứ năm: Thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá; chế độ thi đua, khen thƣởng, coi đây là động lực tích cực để giáo viên phấn đấu thực hiện công việc và hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và dạy học của mình:
Tiểu kết chƣơng 1
Quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực giáo viên là những tác động của chủ thể quản lý nhằm xây dựng nguồn nhân lực đảm bảo theo quy định về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; đồng thời xây dựng nguồn nhân lực giáo viên đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu. Trong chƣơng 1, luận văn đã phân tích, làm rõ các nội dung quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực giáo viên, bao gồm: Tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp luật về phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS; tuyển dụng nguồn nhân lực giáo viên THCS; sử dụng nguồn nhân lực giáo viên THCS; đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ của nguồn nhân lực giáo viên THCS; xây dựng và thực hiện chính sách đãi ngộ và thu hút nguồn nhân lực giáo viên THCS; đầu tƣ và hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc và huy động các nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS; thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động của nguồn nhân lực giáo viên THCS. Quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực giáo viên chịu sự ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ: Thể chế và chính sách; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; nguồn lực về tài chính và vật chất; năng lực của cán bộ quản lý nhà nƣớc về phát triển giáo viên THCS; tính tích cực của nguồn nhân lực giáo viên. Đây là những yếu tố khách quan và chủ quan, là điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực.
Chƣơng 2