Thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động của nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 42 - 44)

giáo viên trung học cơ sở

Thanh tra hoạt động thực thi nhiệm vụ của giáo viên các trường THCS

Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về giáo dục, đó là hoạt động kiểm tra và đánh giá chính thức có tính nhà nƣớc của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên đối với cấp dƣới về việc chấp hành luật giáo dục, việc thực hiện mục tiêu, chƣơng trình kế hoạch, nội dung, phƣơng pháp giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, cấp văn bằng chứng chỉ, việc thực hiện các

quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lƣợng giáo dục ở các cơ sở giáo dục và công tác quản lý của hiệu trƣởng.

Kiểm tra hoạt động thực thi nhiệm vụ của giáo viên các trường THCS

Đây là một trong những chức năng cơ bản của nhà quản lý. Đó là công việc hoạt động nghiệp vụ mà ngƣời quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra đã đạt đến đâu và nhƣ thế nào. Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức thực hiện.

Kiểm tra đối với nguồn nhân lực giáo viên là việc thu thập hồ sơ chuyên môn, xem xét việc thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục của giáo viên làm cơ sở để đánh giá, nhận xét, điều chỉnh hoạt động của giáo viên nhằm đạt đƣợc hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Kiểm tra là một trong những chức năng quan trọng của quản lý. Do đó, trong công tác quản lý phải coi trọng kiểm tra, phải thực hiện kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất, đảm bảo đúng các quy định. Nội dung kiểm tra giáo viên nhƣ: kiểm tra hồ sơ, giáo án, sổ dự giờ, thực hiện quy chế chuyên môn, các quy định của nhà nƣớc, của nghành, của địa phƣơng.

Đánh giá hoạt động thực thi nhiệm vụ của giáo viên các trường THCS

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu đƣợc, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công việc.

Nhƣ vậy, đánh giá giáo viên là đƣa ra những kết luận nhận định, phán xét về trình độ năng lực, phẩm chất của giáo viên. Để đánh giá giáo viên cần thiết lập một hệ thống các tiêu chí đánh giá. Việc đầu tiên để tiến hành đánh giá giáo viên là kiểm tra, xem xét lại toàn bộ hồ sơ, công việc giảng dạy, giáo dục của giáo viên, sau đó tiến hành đo lƣờng để thu thập những thông tin cần

thiết, cuối cùng là đƣa ra một quyết định. Đánh gia giáo viên có thể có các hình thức khác nhau nhƣ cán bộ quản ý đánh giá giáo viên, đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau, cá nhân tự đánh giá, kết hợp các hình thức trên. Do vậy kiểm tra và đánh giá giáo viên là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau. Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin cho đánh giá và đánh giá thông qua kết quả của kiểm tra.

Xử lý vi phạm hoạt động thực thi nhiệm vụ của giáo viên các trường

THCS

Công tác xử lý vi phạm của Phòng GD&ĐT và của trƣờng đối với hoạt động thực thi nhiệm vụ của giáo viên các trƣờng THCS đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, nghiêm túc nhằm tránh những sai phạm trong hoạt động giảng dạy, giáo dục của giáo viên THCS

Giáo viên các trƣờng THCS vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ sẽ bị xử lý, thi hành kỷ luật theo quy định của ngành, của cơ quan nhằm tạo kỷ cƣơng, nề nếp, kỷ luật lao động trong nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)