Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 91)

Một là, bất cập trong bộ máy quản lý giáo dục THCS huyện Thanh Sơn Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về giáo dục trên địa bàn huyện, chính vì vậy, chức năng, nhiệm vụ của Phòng GD&ĐT huyện là rất lớn. Tuy nhiên, bộ

máy quản lý giáo dục tại Phòng GD&ĐT còn quá mỏng, chƣa đáp ứng đƣợc nhiệm vụ quản lý giáo dục; các chức danh nghiệp vụ thƣờng là giáo viên ở các trƣờng đƣợc tăng cƣờng lên Phòng làm việc, còn thiếu chuyên môn, kỹ năng, ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác quản lý giáo dục trên địa bàn huyện.

Hai là, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục THCS

Một số cán bộ quản lý năng lực còn yếu, ý thức trách nhiệm chƣa cao, chƣa có phƣơng pháp lãnh đạo, chƣa chủ động, sáng tạo trong quản lý, điều hành, triển khai nhiệm vụ. Một số cán bộ quản lý làm việc theo chủ nghĩa kinh nghiệm, theo kiểu gia đình, cả nể, chỉ đạo tầm xa, thiếu chỉ đạo, đôn đốc, giám sát hoạt động của cán bộ giáo viên; còn để giáo viên vi phạm quy chế, quy định chuyên môn.

Ba là, Chủ động, tích cực và phát huy năng lực của nguồn nhân lực giáo viên THCS huyện Thanh Sơn còn chưa cao

Một số giáo viên có trình độ năng lực chuyên môn yếu, ý thức kỷ luật kém, bảo thủ, không chịu học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; do thu nhập của giáo viên còn thấp so với mặt bằng xã hội, chƣa đáp ứng đƣợc về mặt vật chất và tinh thần. Mặt khác do mặt trái của cơ chế thị trƣờng; Đặc biệt một số giáo viên nhiều tuổi có quan điểm bảo thủ, khả năng thích nghi với khoa học - công nghệ chƣa cao. Tất cả những yếu tố đó đã ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng, tinh thần, trách nhiệm của giáo viên, dẫn đến tình trạng giáo viên thiếu chủ động, thiếu tích cự và chƣa phát huy hết năng lực, ảnh hƣởng đến chất lƣợng giảng dạy cũng nhƣ chất lƣợng giáo dục THCS.

Bốn là, Nguồn lực, tài chính, cơ sở vật chất đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS còn thấp

Cơ sở vật chất, ngân sách phân bổ hàng năm cho các trƣờng THCS đƣợc quan tâm và bổ sung, nhất là các chƣơng trình mục tiêu quốc gia nhƣ chƣơng trình xây dựng trƣờng chuẩn. Tuy nhiên, đầu tƣ nguồn lực, tài chính

và cơ sở vật chất vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế dẫn đến tình trạng dạy chay, học chay ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng dạy học tại các trƣờng THCS

Tiểu kết chƣơng 2

Xất phát từ phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS huyện Thanh Sơn, cho thấy chất lƣợng nguồn nhân lực giáo viên THCS cũng nhƣ công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS huyện Thanh Sơn những năm qua đã đạt đƣợc những thành tích đáng kể, song vẫn tồn tại nhiều yếu kém, hạn chế cần phải khắc phục. Công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS chƣa đƣợc chú trọng; công tác quản lý và sử dụng giáo viên còn nhiều bất cập; công tác đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên chƣa đạt hiệu quả cao; công tác thanh, kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên còn chung chung, thiếu khách quan. Để làm tốt công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực giáo viên, cần có những giải pháp xây dựng nguồn nhân lực theo hƣớng chuẩn hóa, nâng cao chất lƣợng, đảm bảo đồng bộ về cơ cấu, bồi dƣỡng lòng yêu nghề, có trách nhiệm với công việc đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới giáo dục.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)