Tăng cƣờng hỗ trợ nguồn lực tài chính từ ngân sách địa phƣơng cho phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 99 - 100)

phƣơng cho phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở

Trong tất cả các nguồn vốn đầu tƣ cho giáo dục THCS thì nguòn vốn ngân sách địa phƣơng luôn giữ vai trò chủ đạo. Trong những năm qua, chi ngân sách cho giáo dục THCS ngày càng tăng nhƣng nguồn ngân sách địa phƣơng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển giáo dục THCS cũng nhƣ phát triển nguồn nhân lực. Để thực hiện đƣợc mục tiêu, phƣơng hƣớng giáo dục THCS của huyện trong thời gian tới cần tăng cƣờng hỗ trợ nguồn lực tài chính cho giáo dục cũng nhƣ phát triển nguồn nhân lực giáo dục THCS.

Tăng ngân sách nhà nƣớc, ngân sách địa phƣơng cho giáo dục theo nhịp độ tăng trƣởng kinh tế; tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất cho giáo dục, xây dựng kiên cố trƣờng lớp, trang thiết bị dạy học, nhà công vụ nâng cao chất lƣợng giáo dục và nguồn nhân lực giáo dục.

Cần đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS. Thực hiện xã hội hóa giáo dục huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục cũng nhƣ sự phát triển của nguồn nhân lực giáo viên THCS nói riêng. Huy động các nguồn vốn đóng góp của nhân dân. Cần tranh thủ sự giúp đỡ các khoản tiền ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc. Kinh tế của địa phƣơng trong những năm qua còn gặp nhiều khó khăn, nguồn thu còn hạn hẹp chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu chi tiêu. Vì vậy, cần tranh thủ sự giúp đỡ từ các nguồn vốn

ngoài ngân sách đầu tƣ cho sự nghiệp giáo dục để giảm gánh nặng cho ngân sách địa phƣơng.

Cần điều chỉnh lại cơ cấu chi ngân sách cho hợp lý. Trong cơ cấu chi cho sự nghiệp giáo dục THCS thì chi cho con ngƣời chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 70% tổng chi ngân sách cho giáo dục THCS, mặc dù vậy vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về đời sống của đội ngũ giáo viên. Chính vì vậy, trong những năm tới cần nâng cao tỷ trọng chi cho nghiệp vụ chuyên môn để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập đƣợc cao hơn, giảm tỷ lệ chi quản lý hành chính, thực hiện triệt để nguyên tắc tiết kiệm – hiệu quả.

Chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục nói chung và phát triển nguồn nhân lực giáo viên nói riêng không trực tiếp tạo ra của cải vật chất. Giáo dục giúp chúng ta nâng cao dân trí, bồi dƣỡng nhân tài, tạo nên đội ngũ chuyển giao công nghệ, rút ngắn sự phát triển của nƣớc ta với các nƣớc phát triển trên thế giới. Vì thế, việc đầu tƣ ngân sách cho phát triển nguồn nhân lực giáo viên là hết sức quan trọng, nó mang tính chất chiến lƣợc và là nền tảng vững chắc cho nền kinh tế phát triển. Ngoài ra phải tạo điều kiện thuận lợi, xây dựng chính sách ƣu đãi để huy động các nguồn vốn từ các tổ chức và cá nhân đầu tƣ vào sự nghiệp giáo dục cũng nhƣ đầu tƣ cho phát triển nguồn nhân lực giáo viên để làm giảm gánh nặng cho nguồn ngân sách địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 99 - 100)