Những hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 86 - 88)

nhân lực giáo viên trung học cơ sở

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS vẫn còn một số hạn chế sau:

Thứ nhất: Hạn chế trong quy hoạch, kế hoạch nguồn nhân lực giáo viên

Phòng GD&ĐT huyện chƣa quan tâm đến công tác quy hoạch phát

triển nguồn nhân lực giáo viên nói chung và nguồn nhân lực giáo viên THCS nói riêng, chƣa chỉ đạo các trƣờng xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giáo viên của đơn vị mình, còn trông chờ, phụ thuộc vào cấp trên. Do đó, Phòng GD&ĐT, các trƣờng THCS sẽ thiếu chủ động, thiếu hiệu quả trong công tác phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS.

Thứ hai: Hạn chế trong công tác thực thi chính sách

Các chính sách đƣợc triển khai chậm, chƣa cụ thể. Chính sách đãi ngộ nguồn nhân lực giáo viên chƣa thực sự hợp lý, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sinh hoạt và đời sống, chƣa tạo điều kiện cho nguồn nhân lực yên tâm công tác và cống hiến. Thu nhập của giáo viên hiện nay vẫn còn thấp so với các nghề khác. Giáo viên đi học nâng cao trình độ chủ yếu là tự túc kinh phí.

Thứ ba: Hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng nguồn nhân lực giáo viên

Lực lƣợng giáo viên THCS toàn huyện cơ bản đủ về mặt số lƣợng, tuy nhiên việc phân bố các trƣờng chƣa đồng đều, thừa, thiếu cụ bộ ở một số môn. Cụ thể nhƣ các trƣờng THCS Sơn Hùng, THCS Địch Quả, THCS Cự Thắng, THCS Giáp Lai hiện đang thừa giáo viên. Các trƣờng THCS Võ Miếu, THCS Tinh Nhuệ, THCS Khả Cửu lại thiếu giáo viên.

Thứ tư: Hạn chế trong công tác đào tạo và bồi dưỡng NNL giáo viên

Trong thời gian qua, công tác quản lý đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nguồn nhân lực còn bộc lộ không ít hạn chế. Một số giáo viên đi hoc nâng cao trình độ vẫn mang tính chất hình thức bằng cấp mà chƣa thực sự vì mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Kinh phí cho giáo dục còn hạn hẹp nên việc việc hỗ trợ kinh phí cho giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ còn nhiều hạn chế. Hoạt động chuyên môn nhiều trƣờng vẫn chỉ là xây dựng kế hoạch, quy định chế độ sinh hoạt, kiểm tra giáo án, lịch báo giảng, tổ chức dự giờ, thao giảng, tiến hành các hoạt động kiểm tra vào cuối kỳ, cuối năm học. Nội dung sinh hoạt chuyên đề chiếm tỷ lệ thấp trong sinh hoạt chuyên môn; việc xác định nội dung chuyên đề chƣa sát với những vấn đề giáo viên gặp khó khăn trong thực tế giảng dạy; hình thức sinh hoạt còn đơn điệu và quy mô thƣờng chỉ ở trong đơn vị tổ của một trƣờng. Công tác bồi dƣỡng tập trung còn nặng về hình thức, nhận thức của giáo viên trong vấn đề bồi dƣỡng còn mang tính chất đối phó, ép buộc; cùng với đó, đội ngũ giảng viên chƣa đồng bộ, thiếu kinh nghiệm truyền tải nên chƣa tạo đƣợc niềm tin và sức thuyết phục đối với đội ngũ giáo viên, chƣa tạo niềm say mê trong việc bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng; chƣa chú trọng việc đánh giá kết quả đào tạo, bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng dẫn đến chất lƣợng bồi dƣỡng chƣa cao.

Thứ năm: Hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá nguồn nhân lực giáo viên

Đối với công tác kiểm tra, đánh giá của Phòng GD&ĐT. Hàng năm, Phòng GD&ĐT tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra công tác quản lý của hiệu trƣởng các trƣờng, hoạt động sƣ phạm của nhà giáo, dự giờ giáo viên. Tuy nhiên, công tác này cũng chƣa đƣợc thƣờng xuyên, số lƣợng giáo viên đƣợc thanh tra, kiểm tra còn ít. Công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức đánh giá tại các trƣờng học chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Do đó, Phòng GD&ĐT chƣa phát hiện những thiếu sót trong công tác quản lý ở các trƣờng học về tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên, để có những chỉ đạo, hƣớng dẫn, tạo điều kiện cho các trƣờng tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên đạt hiệu quả, qua đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng sát với yêu cầu thực tế của nhà trƣờng.

Bên cạnh đó, công tác này còn gặp nhiều khó khăn do nhiều giáo viên chƣa nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên nên chƣa tự giác, trung thực trong tự đánh giá, xếp loại bản thân; còn cả nể, góp ý thiếu khách quan, đánh giá chƣa sát năng lực, phẩm chất của đồng nghiệp.

Công tác xử lý kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên chƣa thực hiện có hiệu quả. Một số trƣờng chỉ dùng kết quả đánh giá để tổng hợp báo cáo Phòng GD&ĐT, chƣa tổ chức phân tích, đánh giá mặt mạnh, tồn tại của giáo viên và những hạn chế trong công tác quản lý kiểm tra, đánh giá và tổ chức các hoạt động của nhà trƣờng. Các trƣờng chƣa kiên quyết xử lý kỷ luật những giáo viên vi phạm về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)