Hỗ trợ và huy động các nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 85)

lực giáo viên trung học cơ sở

Đầu tư các nguồn lực từ ngân sách nhà nước

Việc huy động và sử dụng vốn từ nguồn ngân sách nhà nƣớc, đầu tƣ các nguồn lực đối với nguồn nhân lực giáo viên THCS đã đƣợc quan tâm và triển khai hàng năm vì thế cơ sở vật chất các trƣờng THCS trên địa bàn đƣợc nâng lên rõ rệt. nguồn nhân lực giáo viên THCS ngày càng trƣởng thành về mọi mặt, chất lƣợng nguồn nhân lực ngày càng đƣợc nâng lên.

Đầu tư các nguồn lực từ ngân sách địa phương

Do tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng cũng nhƣ quốc gia, nguồn ngân sách địa phƣơng

có vai trò quan trọng và dẫn dắt trong việc thực hiện chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực giáo viên THCS.

Trong những năm qua, ngành giáo dục huyện Thanh Sơn đã sử dụng tốt nguồn ngân sách địa phƣơng trong việc phát triển giáo dục cũng nhƣ phát triển nguồn nhân lực giáo viên. Xây nhà ở bán trú cho học sinh các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa; xây dựng nhà công vụ cho giáo viên để tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên yên tâm công tác; thực hiện đúng đủ chính sách đối với nhà giáo và ngƣời học, tạo điều kiện ổn định cuộc sống đối với giáo viên phục vụ ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.

Hỗ trợ các nguồn lực từ hoạt động xã hội hóa

Thực hiện tốt việc tuyên truyền chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục trong xã hội để huy động mọi nguồn lực nhằm huy động sực mạnh của cả cộng đồng quan tâm và chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nói chung và phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS nói riêng.

2.3.8. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động của nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở giáo viên trung học cơ sở

Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa quan và là nhiệm vụ thƣờng xuyên của công tác quản lý. Trong tình hình đổi mới giáo dục, công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên cũng cần đổi mới, nhằm đảm bảo đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của giáo viên. Qua đó, kịp thời biểu dƣơng, khen thƣởng giáo viên tốt, chấn chỉnh giáo viên chƣa tốt; là cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng có hiệu quả hơn, đề xuất những chính sách, chế độ phù hợp hơn.

Trong những năm qua, Phòng GD&ĐT và các trƣờng THCS trên địa bàn huyện đã tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá và thực hiện khen thƣởng kịp thời đối với giáo viên và coi đây là biện pháp quan trọng trong công phát triển nguồn nhân lực giáo viên.

Thanh tra hoạt động thực thi nhiệm vụ của giáo viên các trường THCS

Phòng GD&ĐT thực hiện công tác thanh tra giáo dục do Trƣởng phòng GD&ĐT trực tiếp phụ trách theo sự chỉ đạo nghiệp vụ của thanh tra sở GD&ĐT. Hàng năm, Phòng GD&ĐT thanh tra ít nhất 20% tổng số giáo viên các trƣờng trên địa bàn huyện. Công tác thanh tra đã đánh giá một cách khách quan, toàn diện chất lƣợng hoạt động sƣ phạm của giáo viên, từ đó đƣa ra tƣ vấn các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy; đôn đốc nguồn nhân lực giáo viên tuân thủ quy chế chuyên môn; là căn cứ quan trọng trong việc đánh giá, bố trí sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng và đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý.

Phòng GD&ĐT thực hiện công tác thanh tra giáo viên các nội dung:

- Thanh tra về nghiệp vụ sƣ phạm

- Thanh tra việc thực hiện quy chế chuyên môn

- Thanh tra kết quả giảng dạy

- Thanh tra các nhiệm vụ khác nhƣ: Công tác chủ nhiệm, công tác xã hội.

Kiểm tra hoạt động thực thi nhiệm vụ của giáo viên các trường THCS

Hàng năm, Phòng GD&ĐT phối hợp với các trƣờng THCS trên địa bàn huyện thực hiện công tác kiểm tra nguồn nhân lực giáo viên theo hai nội dung chính:

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. - Kiểm tra hoạt động sƣ phạm của giáo viên.

Công tác kiểm tra nguồn nhân lực giáo viên đƣợc Phòng GD&ĐT và các trƣờng THCS thực hiện thƣờng xuyên. Qua đó đảm bảo đƣợc kỷ cƣơng, nền nếp trong hoạt dạy học và giáo dục của trƣờng, của ngành; phát hiện, lựa chọn, phổ biến kinh ngiệm giảng dạy, giáo dục, tạo nội lực cho giáo viên hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình, đồng thời uốn nắn, điều chỉnh những sai sót, lệch lạc trong quá trình giảng dạy, giáo dục nhằm nâng cao năng lực

sƣ phạm, giữ gìn nhân cách, đạo đức của nhà giáo, nâng cao chất lƣợng giáo dục của trƣờng, của ngành.

Đánh giá hoạt động thực thi nhiệm vụ của giáo viên các trường THCS

Việc thanh tra, kiểm tra đƣợc tiến hành dƣới hình thức nhƣ thanh tra hoạt động sƣ phạm của nhà giáo, kiểm tra nội bộ, dự giờ, kiểm tra hồ sơ, thực hiện quy chế chuyên môn, tham gia hội họp.

Quản lý nhà nƣớc trong công tác đánh giá, xếp loại giáo viên THCS đƣợc thực hiện trên cơ sở các văn bản quy định của các cấp về đánh giá, xếp loại giáo viên theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập; đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định tại Thông tƣ sô 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT của Bộ trƣởng Bộ GD& ĐT.

Đối với công tác kiểm tra, đánh giá tại các trƣờng THCS trên địa bàn huyện, hiệu trƣởng các trƣờng THCS chƣa quán triệt sâu sắc mục đích, ý nghĩa và hƣờng dẫn cụ thể việc đánh giá, xếp loại giáo viên. Các tổ chuyên môn chƣa tổ chức nghiêm túc việc góp ý, đánh giá đồng nghiệp, từ đó, hiệu trƣởng đánh giá, xếp loại giáo viên chƣa khách quan, chính xác và chƣa giúp giáo viên thực sự thấy đƣợc những hạn chế cần hoàn thiện.

Xử lý vi phạm hoạt động thực thi nhiệm vụ của giáo viên các

trường THCS

Công tác xử lý kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên chƣa thực hiện có hiệu quả vào công tác phát triển nguồn nhân lực giáo viên. Một số trƣờng chỉ dừng lại sử dụng kết quả đánh giá để báo cáo Phòng GD&ĐT, chƣa tổ chức, phân tích, đánh giá và rút ra những mặt mạnh, những tồn tại của nguồn nhân lực giáo viên và những hạn chế trong công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá của

nhà trƣờng. Các trƣờng học chƣa kiên quyết xử lý kỷ luật những giáo viên vi phạm chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, chƣa đề xuất chuyển đổi vị trí công tác đối với những giáo viên có kết quả đánh giá, xếp loại thấp về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)