Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 48)

Nguồn nhân lực giáo viên THCS nói riêng, nguồn nhân lực giáo viên nói chung hợp thành nguồn nhân lực xã hội. Nguồn nhân lực xã hội bị tác động bởi rất nhiều nhân tố, trong đó có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, diện tích tự nhiên, đặc điểm địa hình,

khí hậu, đây là những yếu tố tác động không nhỏ đến phát triển nguồn nhân lực. Điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo môi trƣờng ổn định cho nguồn nhân lực phát triển ổn định. Ngƣợc lại, điều kiện tự nhiên không thận lợi sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến việc thu hút và tạo điều kiện phát triển cho nguồn nhân lực.

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội phản ánh chính xác, trung thực mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển nguồn nhân lực. Chất lƣợng nguồn nhân lực là sự phản ánh của mối quan hệ các yếu tố quy định chất lƣợng nguồn nhân lực, phản ánh trình độ văn minh của mỗi quốc gia. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội tạo động lực, nền tảng quan trọng để nâng cao mọi mặt đời sống của ngƣời dân, kinh tế tăng trƣởng và phát triển tạo điều kiện thuân lợi để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực giáo viên nói riêng. Ngân sách nhà nƣớc và các nguồn vốn dƣ thừa trong bộ phận nhân dân tăng lên, có điều kiện để đầu tƣ vào giáo dục. Ngƣợc lại, khi giáo dục và đào tạo phát triển, hàm lƣợng trí tuệ nguồn nhân lực đƣợc nâng cao, chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc cải thiện, lúc này nguồn nhân lực lại trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)