Cơ quan hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh phú thọ giai đoạn 2010 2017 (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Cơ quan hành chính nhà nước

1.2.1.1. Các cơ quan hành chính nhà nước

- Cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, bao gồm: Chính phủ; các Bộ và cơ quan ngang Bộ.

- Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.

Tương ứng với mỗi cấp hành chính tại địa phương có các cơ quan (hoặc bộ phận) tham mưu giúp việc có thẩm quyền chuyên môn thuộc UBND cùng cấp (ở cấp tỉnh gồm các sở, ban, ngành; cấp huyện là các phòng chuyên môn; cấp xã là các chức danh chuyên môn).

Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam

UBND quận UBND huyện UBND thị xã UBND thành phố thuộc tỉnh UBND thành phố thuộc TPTTTW UBND xã

UBND phường UBND thị trấn

Cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương

UBND thành phố trực thuộc TW UBND tỉnh

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

1.2.1.2. Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước

“Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, nghĩa là thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành. Hoạt động chấp hành và điều hành là hoạt động được tiến hành trên cơ sở Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh để thực hiện pháp luật.

Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục và tương đối ổn định, là cầu nối trực tiếp nhất đưa đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộc sống.

Các cơ quan hành chính nhà nước là hệ thống rất phức tạp, có số lượng đông đảo nhất, có mối liên hệ chặt chẽ, tạo thành một hệ thống nhất từ Trung ương tới địa phương, cơ sở, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của một trung tâm thống nhất là Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.

Thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành và điều hành. Thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước chủ yếu được quy định trong các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước hoặc trong những quy chế.

Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hoặc gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực nhà nước ở cấp tương ứng và chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực đó” [34, tr.84].

1.2.1.3. Người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước

Người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước phải là công dân Việt Nam, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Theo Khoản 2, Điều 4, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội

nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập) trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh phú thọ giai đoạn 2010 2017 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)