7. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Sự tác động của bối cảnh khu vực và quốc tế
Ngày nay cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội góp phần làm thay đổi tư duy nhận thức của con người, cùng với đó việc tiếp cận thông tin trong thế giới phẳng cũng đã kéo theo sự dịch chuyển nhân lực trình độ cao trên phạm vi toàn cầu, quyền tự do đi lại và các chính sách mở cửa chào đón nhân tài của các quốc gia phát triển đã tạo điều kiện cho người có trình độ cao được dịch chuyển theo nhiều hướng khác nhau, dẫn theo sự cạnh tranh chất xám cũng rất gay gắt và trở thành thách thức cho những nước đang phát triển trước nguy cơ của nạn chảy máu chất xám.
Bên cạnh đó thì lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu và hội nhập quốc tế đã không còn dựa trên con số cộng đơn thuần của các yếu tố cấu thành đầu vào như khai thác nguồn tài nguyên sẵn có trong tự nhiên, đất đai, lao động giá rẻ hay có vốn tài chính dồi dào, mà là dựa trên nền tảng là khoa học công nghệ, tri thức, tư duy đổi mới và năng lực sáng tạo của chính con người. Vì vậy, nguồn nhân lực nguồn vốn con người đang ngày càng được xác định là yếu tố trung tâm trong hệ thống các nguồn lực phát triển, nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác, điều
quan trọng được mọi quốc gia quan tâm không phải là nguồn nhân lực nói chung, mà là nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Như vậy có thể thấy, hiện nay sự phân công lao động quốc tế đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động có chất lượng cao, khi cơ hội tìm kiếm việc làm không còn giới hạn trong phạm vi của một quốc gia hay một đơn vị lãnh thổ thì xuất hiện cạnh tranh và so sánh giữa các khu vực sử dụng lao động, nhất là việc sử dụng NNL CLC trong các cơ quan nhà nước. Việt Nam hiện nay đã và đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng ở tất cả các lĩnh vực, nước ta đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế tầm khu vực cũng như tầm thế giới như: ASEAN, APEC, WTO, CPTPP, v.v. Xác định được cơ hội cũng như khó khăn thách thức những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc xây dựng, phát triển NNL CLC nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, thông qua việc ban hành Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020; Chương trình tổng thể cải cách nhà nước giai đoạn 2011 - 2020,... Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay khi mà nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, chính sách đãi ngộ, điều kiện cơ sở vật chất không thể bằng các nước tiên tiến trên thế giới, do vậy nguy cơ đứng trước thực trạng “chảy máu chất xám” ở trong lực lượng lao động trẻ, mà trong đó cụ thể là không ít du học sinh, nghiên cứu sinh khi ra nước ngoài học tập, rèn luyện không muốn quay trở về cống hiến cho sự phát triển của nước nhà, bởi lý do khi ở nước ngoài họ có điều kiện được làm việc trong môi trường chất lượng cao, họ có cơ hội thay đổi cuộc sống, họ lựa chọn ở lại nước ngoài trước những nỗi lo về cơm áo gạo tiền khi về nước...
Có thể thấy trước đây, được làm việc trong các cơ quan nhà nước được xem niềm mơ ước của nhiều người bởi nó có sức hấp dẫn nhất về tính chất ổn định, sự an nhàn, an toàn của công việc và thậm chí đôi khi là có nhiều “đặc
ân”. Ngày nay với sự xuất hiện của nhiều khu vực kinh tế khác nhau, cùng với xu hướng dịch chuyển nhân lực trình độ cao từ các tỉnh nghèo đến các tỉnh kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển luôn có sức hút mạnh mẽ với những việc làm mới hấp dẫn có thu nhập cao đã và đang là sự lựa chọn của mọi lực lượng lao động tiềm năng.
Mặt khác, thực tế cho thấy hiện nay môi trường làm việc trong các cơ quan nhà nước không mấy hấp dẫn, nên không thực sự thu hút được nhiều người giỏi vào làm việc, thậm chí còn có trường hợp CBCCVC sau nhiều năm gắn bó và đã có công việc ổn định, có chức danh lãnh đạo quản lý nhưng vẫn quyết xin ra khỏi cơ quan nhà nước để vào làm việc cho các công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân có thu nhập cao và môi trường làm việc tốt hơn. Đây thực sự là một thử thách rất lớn có thể dẫn đến nguy cơ khan hiếm NNL CLC trong khu vực nhà nước ở Việt Nam nói chung và các cơ quan nhà nước ở địa phương nói riêng.