Đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh phú thọ giai đoạn 2010 2017 (Trang 42 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.4. Đào tạo, bồi dưỡng

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986), Đảng ta đã chỉ rõ: “Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát, mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể mai một nếu không được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải tuân theo một quy trình chặt chẽ. Đó là kết hợp giữa bồi dưỡng kiến thức ở các trường

học với rèn luyện trong thực tiễn. Phải căn cứ vào chỗ mạnh, chỗ yếu và triển vọng phát triển của cán bộ mà mạnh dạn bố trí vào những cương vị công tác phù hợp, sau đó, liên tục theo dõi, kiểm tra, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho họ trưởng thành”[16, tr.468].

Trên cơ sở định hướng đường lối của Đảng, Nhà nước cụ thể hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật trong đó coi việc đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC cũng là nghĩa vụ, quyền lợi của CBCCVC được thể chế hóa trong Luật Cán bộ, công chức trong đó tại Điều 11 quy định “Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ”, Điều 11 “Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật…” và tại Luật Viên chức Điều 11 quy định “Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ”, Điều 15 “Viên chức được khen thưởng, tôn vinh, được tham gia hoạt động kinh tế xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở; được tạo điều kiện học tập hoạt động nghề nghiệp ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật...”. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công chức trong đào tạo, bồi dưỡng, Điều 48, Luật Cán bộ, công chức còn quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với việc đào tạo, bồi dưỡng công chức như sau “Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức có trách nhiệm xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức; Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức có trách nhiệm tạo điều kiện để công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức; Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật” và Điều 34, Luật viên chức “Đơn vị sự nghiệp công

lập có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức; Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các nguồn khác bảo đảm”.

Như vậy, đào tạo, bồi dưỡng nói chung là một quá trình học tập nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả công tác, chất lượng thực thi công vụ. Đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC là trang bị, bổ sung những kiến thức kỹ năng còn thiếu trong quản lý, điều hành, tiến tới chuẩn hoá đáp ứng yêu cầu quy định theo vị trí việc làm, góp phần nâng cao chất lượng, năng lực thực thi công vụ và tăng cường tính chủ động trong công việc. Đào tạo, bồi dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC ở các cơ quan nhà nước cũng như các đơn vị sự nghiệp công lập. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC được rèn luyện đạo đức, phẩm chất chính trị, nâng cao kiến thức, tri thức, trau dồi các kỹ năng, nâng cao kinh nghiệm thực tiễn để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.

Có thể thấy, thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng là để khơi dậy tiềm năng nhằm phát huy tốt nhất nguồn lực của mỗi con người, là đòn bẩy để nâng cao hiệu quả công tác, chất lượng thực thi công vụ, là nhiệm vụ thường xuyên của công tác cán bộ và là yêu cầu khách quan trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC ở các cơ quan hành chính nhà nước cũng như các đơn vị sự nghiệp công lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh phú thọ giai đoạn 2010 2017 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)