Tăng cường công tác xây dựng thể chế về tuyển dụng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra hoạt động tuyển dụng trong cơ quan nhà nước của bộ nội vụ (Trang 103 - 113)

Mục đích hoạt động thanh tra trong đó là nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước.

Đánh giá hoạt động thanh tra tuyển dụng công chức trong các cơ quan nhà nước trong thời gian qua, trên cơ sở việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức của các Bộ, ngành, địa phương trong thực tế, Thanh tra Bộ Nội vụ đã tiếp thu nhiều kiến nghị để xem xét trong việc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật. Đó là, định kỳ 06 tháng một lần, Thanh tra Bộ tổng hợp

các nội dung vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật về lĩnh vực tuyển dụng để báo cáo Lãnh đạo Bộ tổ chức buổi làm việc với các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, xây dựng, điều chỉnh, bổ sung văn bản pháp luật có liên quan. Nhiều ý kiến của Thanh tra Bộ đã được tiếp thu trong Nghị định 161/2018/NĐ- CP ngày 29/11/2018 và Thông tư sô 03/2019/TT-BNV ngày 14/5/2019 sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, sau đó các văn bản hướng dẫn thi hành sẽ được thực hiện trong thời gian tới. Đây là các văn bản pháp luật mới, có nhiều thay đổi về quy trình tuyển dụng công chức do đó Thanh tra Bộ Nội vụ cần có các giải pháp cụ thể để góp phần đổi mới hoạt động thanh tra tuyển dụng trong các cơ quan nhà nước như: Thông qua hoạt động thanh tra tuyển dụng công chức, Trưởng đoàn thanh tra, các thành viên đoàn thanh tra phải chú trọng, đề cao tinh thần trách nhiệm, đầu tư thời gian nghiên cứu cập nhật các quy định mới để xây dựng bộ khung quy định để sử dụng trong nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan đơn vị; đối với các sai phạm, tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các quy định pháp luật về tuyển dụng mà phát hiện qua thanh tra thì Trưởng đoàn và các thành viên phải lắng nghe, chia sẻ ý kiến giải trình, ghi nhận những khó khăn vướng mắc trong việc áp dụng văn bản trên thực tế của đối tượng thanh tra để từ đó cân nhắc đánh giá nguyên nhân vi phạm và xử lý vi phạm một cách hợp lý, tránh nguyên tắc, cứng nhắc; kịp thời tham mưu, đề xuất, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực nội vụ cho phù hợp với thực tiễn

3.2.8. Đảm bảo kinh phí cho hoạt động thanh tra

Kinh phí cho hoạt động của cơ quan thanh tra do ngân sách nhà nước cấp. Việc cấp, quản lý và sử dụng ngân sách của ngành thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Đồng thời, các cơ quan thanh tra nhà nước được trích một phần tiền từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra để tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra (Thanh tra Bộ Nội vụ không có khoản thu vì đặc thù là thanh tra về công tác tổ chức cán bộ, đến nay chưa có cơ chế xử phạt hành chính ở lĩnh vực này).

Trong những năm vừa qua, các chế độ, chính sách, tiền lương, phụ cấp, trang phục và chế độ đặc thù đối với thanh tra viên được lãnh đạo Bộ Nội vụ thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước.Tuy nhiên cũng còn gặp một số khó khăn nhất định:

Một là, cần xem xét, cấp kinh phí nhiều hơn cho Thanh tra Bộ Nội vụ

để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõi, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức trong các cơ quan nhà nước. Đây là việc thực hiện mục tiêu, nội dung cải cách hành chính nhà nước đã được nêu trong Nghị quyết 30C/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về xây dựng nền hành chính nhà nước chuyên nghiệp, trong sạch, vững mạnh, hiện đại. Việc đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thanh tra công vụ là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước trong thời gian tới.

Hai là, Thanh tra Bộ Nội vụ báo cáo lãnh đạo Bộ và phối hợp với Vụ Kế

hoạch-Tài chính và các đơn vị liên quan trong việc dự toán chi ngân sách hàng năm, bổ sung, thay thế các trang thiết bị chuyên dụng (máy tính xách tay, máy ghi âm, ghi hình, tủ bảo mật, các phần mềm chuyên dùng trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân). Bảo đảm kinh phí cho hoạt động thanh tra công vụ, cho việc chi mua tin, lấy ý kiến chuyên môn nghiệp vụ và

các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Ba là, Thanh tra Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Trung tâm thông tin xây

dựng hệ thống thông tin quản lý về thanh tra tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức từ Thanh tra Bộ Nội vụ đến các Sở Nội vụ và thanh tra nội bộ các cơ quan thanh tra công vụ, đảm bảo công tác thông tin liên lạc, hướng dẫn chỉ đạo về nghiệp vụ thanh tra, trao đổi thông tin về hoạt động và kết quả hoạt động thanh tra công vụ nói chung, thanh tra tuyển dụng công chức nói riêng được thường xuyên, kịp thời.

Tiểu kết chương 3

Căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá thực trạng thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước, trong chương 3 học viên đã đề xuất phương hướng và các giải pháp đổi mới thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước của Bộ Nội vụ trong những năm tới.

Các giải pháp đổi mới thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước bao gồm: nâng cao tinh thần trách nhiệm của Chánh thanh tra Bộ và các công chức trong Thanh tra Bộ Nội vụ; đổi mới cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ Nội vụ; nghiêm chỉnh thực hiện các nguyên tắc thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước; tăng cường sự phối hợp trong quá trình thanh tra giữa Thanh tra Bộ Nội vụ với các cơ quan nhà nước là đối tượng thanh tra và các cơ quan nhà nước khác; nâng cao năng lực của công chức thanh tra Bộ Nội vụ; giám sát việc thực hiện chức năng thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước của Bộ Nội vụ; tăng cường công tác xây dựng thể chế về tuyển dụng công chức và giải pháp về tài chính trong hoạt động thanh tra.

Thực hiện đồng bộ và nghiêm chỉnh các giải pháp trên sẽ góp phần quan trong vào việc đổi mới thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước của thanh tra Bộ Nội vụ trong những năm tới.

KẾT LUẬN

Thanh tra là một hoạt động gắn liền với quản lý hành chính nhà nước. Thực tiễn cho thấy nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước.

Điều 2 Luật Thanh tra 2010 quy định: “Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Như vậy, thanh tra là hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp xử lý thích hợp, đảm bảo cho chính sách, pháp luật, kế hoạch được tôn trọng thực hiện. Mặt khác, để mỗi kết luận, kiến nghị hay quyết định trong hoạt động thanh tra tuyển dụng công chức, làm rõ tính đúng sai, nêu rõ tình hình, tính chất, hậu quả của sự việc, xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thì việc làm theo, làm đúng quy định pháp luật về nội dung có ý nghĩa quan trọng nhằm đạt được mục đích của hoạt động thanh tra.

Luận văn đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận về thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước; khái niệm, quy trình tuyển dụng công chức, khái niệm, đặc điểm của hoạt động thanh tra; nội dung thanh tra tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước; các yếu tố tác động đến thanh tra tuyển dụng công chức. Đây là cơ sở lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước của Bộ Nội vụ.

luật liên quan đến thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức ban hành, những quy định trong các Luật đã tạo điều kiện để Thanh tra Bộ Nội vụ thực hiện tốt vai trò của mình trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, trong đó có thanh tra hoạt động tuyển dụng viên chức, góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước trong tình hình mới.

Phân tích thực trạng thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước của Bộ Nội vụ trong những năm qua cho thấy,công tác này đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần bảo đảm chất lượng tuyển dụng công chức, tuyển chọn được những ứng viên đáp ứng được yêu cầu, hạn chế các biểu hiện tiêu cực trong tuyển dụng công chức trong các cơ quan nhà nước. Thông qua hoạt động thanh tra tuyển dụng công chức, Thanh tra Bộ Nội vụ đã có những kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước để phát huy những ưu điểm, đề ra các giải pháp khắc phục những hạn chế. Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước của Bộ Nội vụ vẫn còn có những hạn chế, bất cập: hạn chế trong chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra, kết thúc thanh tra; kết luận thanh tra thường ban hành chậm và chưa đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức; giám sát hoạt động thanh tra tuyển dụng công chức còn chưa cụ thể, trình tự, thủ tục giám sát chưa thống nhất; việc công khai kết luận thanh tra chưa được thực hiện bằng các hình thức khác nhau; Thanh tra Bộ chưa kiên quyết trong việc sử dụng thẩm quyền của mình đối với các vi phạm đã được phát hiện trong quá trình thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước.

Những hạn chế, bất cập trong thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước xuất phát từ các nguyên nhân chính sau: thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức chưa được quan tâm một cách thường xuyên, đầy đủ; chưa thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc, quy trình thanh tra tuyển dụng

công chức; năng lực của một số cán bộ, công chức thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầu; sự phối hợp trong quá trình thanh tra giữa Thanh tra Bộ với các cơ quan nhà nước còn chưa chặt chẽ và hiệu quả; Thanh tra Bộ Nội vụ chưa có nhiều thẩm quyền để giám sát các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức thực hiện các kết luận thanh tra; việc thực hiện giám sát hoạt động thanh tra tuyển dụng công chức còn gặp nhiều khó khăn; tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ hiện nay còn có những bất cập.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước của Bộ Nội vụ, luận văn đề xuất phương hướng và các giải pháp đổi mới thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước.

Các giải pháp bảo bao gồm: nâng cao tinh thần trách nhiệm của Chánh thanh tra Bộ và các công chức trong Thanh tra Bộ Nội vụ; đổi mới cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ Nội vụ; nghiêm chỉnh thực hiện các nguyên tắc thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước; tăng cường sự phối hợp trong quá trình thanh tra giữa Thanh tra Bộ Nội vụ với các cơ quan nhà nước là đối tượng thanh tra và các cơ quan nhà nước khác; nâng cao năng lực của công chức thanh tra Bộ Nội vụ; giám sát việc thực hiện chức năng thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước của Bộ Nội vụ; tăng cường công tác xây dựng thể chế về tuyển dụng công chức; cung cấp đủ nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động thanh tra tuyển dụng công chức đạt kết quả.

Các giải pháp này được thực hiện đồng bộ sẽ góp phần đổi mới thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước trong những năm tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nội vụ, Thông tư số 09/2012/TT-BNV ngày 10/12/2012 của Bộ Nội vụ quy định quy trình, nội dung thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức.

2. Bộ Nội vụ, Quyết định số 2578/QĐ-BNV ngày 21/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Bộ Nội vụ.

3. Bộ Nội vụ, Thông tư số 13/2010/TT- BNV ngày 30/12/2010 quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

4. Bộ Nội vụ, Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày 14/5/2019 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số quy định bổ sung về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

6. Chính phủ (2018), Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

7. Chính phủ (2012), Nghị định số 90/2012/NĐ-CP ngày 05/11/2012 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Nội vụ.

8. Chính phủ (20011), Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra 2010.

9. Chính phủ, (2009), Nghị quyết số 21/2009/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020

10. Lương Thanh Cường, Chủ biên tập bài giảng “Thanh tra công vụ”, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội - 2017.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Nghị quyết số 48/2005/NQTW ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra hoạt động tuyển dụng trong cơ quan nhà nước của bộ nội vụ (Trang 103 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)