Vai trò thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra hoạt động tuyển dụng trong cơ quan nhà nước của bộ nội vụ (Trang 25 - 27)

ngăn ngừa, phát hiện các sai phạm trong tuyển dụng công chức, giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức, thực hiện quyền và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, quyền và lợi ích của thí sinh, góp phần phòng chống tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước.

1.1.3. Vai trò thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước nhà nước

Khi nói về thanh tra, Chủ tịch Hồ Chí Minh cặn dặn: “Cán bộ thanh tra giúp cấp trên hiểu biết tình hình địa phương và cấp dưới, đồng thời giúp các địa phương kịp thời sửa chữa, uốn nắn nếu làm sai hoặc làm chậm”, “thanh tra là để theo dõi, xem xét kế hoạch, chỉ thị, chính sách đó các địa phương đã chấp hành như thế nào” [14, tr 31, 46].

Luật Thanh tra năm 2010 nhấn mạnh: “Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân” [23].

Trong hoạt động công vụ, tuyển dụng công chức có năng lực, có chuyên môn, phù hợp với vị trí việc làm là rất cần thiết bởi nó đảm bảo cho việc nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả hoạt động bộ máy nhà nước, từ đó

khẳng định vai trò của người sử dụng công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Trong thực tế hiện nay, nhiều hoạt động công vụ trong đó có hoạt động tuyển dụng công chức còn thiếu tính thống nhất, chưa bảo đảm tính khoa học, tính khách quan, minh bạch dẫn đến việc tuyển dụng công chức chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và vị trí công tác. Các cơ quan nhà nước chưa tuyển dụng được những ứng viên thật sự có trình độ, năng lực và các phẩm chất cần thiết đáp ứng được yêu cầu vị trí việc làm và xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.

Chính vì vậy, thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước là cần thiết và có vai trò rất quan trọng. Sự cần thiết và vai trò của thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức được thể hiện ở các nội dung sau:

Thứ nhất, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nội

vụ, về hoạt động của bộ máy nhà nước, nâng cao được ý thức trách nhiệm của người thi hành công vụ cụ thể là người có thẩm quyền tuyển dụng hoặc người được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng công chức.

Thứ hai,nhằm đảm bảo tính kỷ cương, kỷ luật hành chính, tính nghiêm

minh của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tuyển dụng hoặc người được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng công chức khi thực hiện không đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Thứ ba,để phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật của

người có thẩm quyền tuyển dụng hoặc người được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng công chức khi thực hiện không đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình từ đó đảm bảo được nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư, nhằm phát hiện ra những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách

thẩm quyền đề ra các biện pháp khắc phục, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tuyển dụng công chức.

Thứ năm,với mục đích xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra hoạt động tuyển dụng trong cơ quan nhà nước của bộ nội vụ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)