Về chất lượng, phần lớn cán bộ, công chức hiện đang công tác tại Thanh tra Bộ Nội vụ đáp ứng được yêu cầu về năng lực, đã có kinh nghiệm trong hoạt động thanh tra, có phẩm chất chính trị và đạo đức, cần - kiệm - liêm - chính trong thực thi công vụ. Tổng số cán bộ, công chức của Thanh tra Bộ Nội vụ hiện nay có 21 người, trong đó có 11 người có trình độ thạc sĩ và 10 cử nhân. Về trình độ lý luận chính trị, có 06 người có trình độ lý luận chính trị cao cấp và 14 người có trình độ lý luận trung cấp.
Kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn của công chức Thanh tra Bộ từng bước được nâng cao về mọi mặt, góp phần tích cực vào những kết quả thanh tra công vụ nói chung, thanh tra tuyển dụng công chức nói riêng trong những năm vừa qua.
Tuy nhiên, năng lực của công chức thanh tra Bộ Nội vụ vẫn còn có những hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của công cuộc cải cách hành chính và nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra. Năng lực của đội ngũ công
chức Thanh tra Bộ chưa đồng đều; tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận công chức thanh tra còn hạn chế; phong cách làm việc thiếu khoa học, chậm đổi mới.
Xuất phát từ những hạn chế để nâng cao năng lực công chức thanh tra Bộ Nội vụ trong những năm tới, lãnh đạo Bộ Nội vụ và Thanh tra Bộ cần tích cực thực hiện các giải pháp sau:
Một là, mỗi công chức Thanh tra Bộ Nội vụ phải gương mẫu trong công
việc, làm việc chuyên nghiệp, có bản lĩnh, không dao động, chấp hành nghiêm chính các quy định của pháp luật trong hoạt động thanh tra. Tổ chức các đợt sinh hoạt chuyên đề gắn với các chuẩn mực đạo đức của công chức thanh tra nhằm tạo điều kiện cho công chức Thanh tra Bộ rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc.
Hai là, tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp
vụ và kỹ năng thanh tra. Ngoài việc cử công chức tham gia các lớp bồi dưỡng theo kế hoạch, định kỳ Thanh tra Bộ Nội vụ tổ chức sinh hoạt, hội thảo các chuyên đề nhằm nâng cao kiến thức thanh tra cho những công chức mới. Lãnh đạo Thanh tra Bộ cần có kế hoạch sắp xếp, bố trí công chức trẻ có năng lực phụ trách một số vai trò trong đoàn thanh tra tạo điều kiện cho họ tiếp cận thực tiễn, bổ sung kinh nghiệm và phát huy năng lực cá nhân.
Ba là, đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng
công chức Thanh tra Bộ Nội vụ. Triển khai đánh giá năng lực của công chức Thanh tra Bộ Nội vụ để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, xây dựng đội ngũ công chức thanh tra đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Hiện nay, Trường Cán bộ thanh tra đang thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên từ cơ bản đến nâng cao cho công chức thanh tra. Theo đánh giá của chuyên gia và các học viên, các chương trình đào
tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra hiện nay chưa đi sâu vào từng lĩnh vực thanh tra, chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của công chức thanh tra. Đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra theo hướng chuyên sâu vào các chương trình bồi dưỡng, đặt ra các vấn đề cụ thể đang diễn ra trong thực tế để học viên thảo luận, tìm giải pháp giải quyết nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, tránh tình trạng học lý thuyết suông, không gắn liền với thực tế. Nội dung các chương trình bồi dưỡng cần cập nhật kiến thức, thông tin trong và ngoài nước, giúp học viên có được cái nhìn thực tế, có thể áp dụng vào việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Cần nghiên cứu xây dựng chương trình bồi dưỡng chuyên biệt cho công chức thanh tra công vụ, bao gồm các chuyên đề, như kiến thức pháp luật thanh tra; kinh nghiệm thanh tra công vụ; kỹ năng chuẩn bị, triển khai hoạt động thanh tra công vụ; kỹ năng phối hợp trong thanh tra công vụ; kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong thanh tra; kỹ năng ra quyết định kết luận thanh tra…
Bốn là, lãnh đạo Bộ Nội vụ và Thanh tra Bộ cần tạo điều kiện cho công
chức Thanh tra Bộ được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thực tế về công tác thanh tra với các cơ quan thanh tra nhà nước khác, kể cả với các cơ quan thanh tra ở nước ngoài. Đó là cách để công chức Thanh tra Bộ Nội vụ có thể học hỏi được những kinh nghiệm thực tiễn, bổ sung những thiếu hụt về kiến thức của mỗi công chức.
Năm là, cần gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng công chức Thanh tra Bộ
Nội vụ. Khi sử dụng đúng người, đúng chuyên môn không những nâng cao được hiệu quả công việc, công chức thanh tra phát huy được năng lực của mình mà còn tạo ra tâm lý tích cực cho quá trình phấn đấu của công chức. Sử dụng công chức không đúng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng sẽ là sự lãng phí lớn về chi phí các nguồn lực.
thực hiện các giải pháp khác như: thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ đối với công chức thanh tra; khen thưởng, kỷ luật kịp thời, công bằng nhằm tạo động lực làm việc cho công chức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ; xây dựng môi trường và tạo động cơ làm việc, tạo mối gắn kết trong Thanh tra Bộ; kiểm tra,giám sát thường xuyên trình độ, kỹ năng của công chức thanh tra, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm các quy định trong ngành thanh tra.