Các yếu tố bên ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh cao bằng (Trang 31 - 32)

* Yếu tố địa chính trị: Địa chính trị được hiểu là sự phân bố và sự tương quan giữa các lực lượng chính trị trong mỗi nước cũng như giữa các nước và các nhóm trong các liên quan với cơ cấu kinh tế xã hội, các vấn đề hình thành các quốc gia hay các vùng chính trị, biên giới cũng như cơ cấu hành chính của các nước, các vùng. Khái niệm địa chính trị để chỉ tất cả những gì có quan hệ ít nhiều đến các vụ việc đối ngoại mang tính chính trị, là mối tương tác giữa một bên là môi trường và bối cảnh địa lý, với một bên là các tiến trình chính trị. Trong khi đó địa chiến lược được hiểu là giá trị chiến lược của các nhân tố địa lý trong chính sách đối ngoại của một quốc gia và trong mối quan hệ của nó với các quốc gia khác. Như vậy, địa chính trị có một vẻ ngoài trung lập khi nghiên cứu những đặc điểm địa lý và chính trị của các khu vực khác nhau, đặc biệt là nghiên cứu sự tác động của địa lý đến chính trị, thì địa chiến lược đòi hỏi phải có kế hoạch và đề ra các biện pháp toàn diện để thực hiện các mục tiêu quốc gia hoặc bảo vệ những tài sản có ý nghĩa quân sự.

* Các lợi thế so sánh quốc gia và các quan hệ quốc tế là yếu tố phải được tính đến trong quá trình hoạch định chính sách công. Khái niệm này chỉ khả năng sản xuất của một sản phẩm với chi phí thấp hơn so với sản xuất đối với các sản phẩm khác ở các quốc gia khác nhau.

Trong trường hợp của nước ta lợi thế so sánh của Việt Nam là các lợi thế tĩnh hay còn gọi các lợi thế cấp thấp, nếu các lợi thế này không có khả năng tái sinh thì nó sẽ dần mất đi. Điều này cho thấy rất rõ hai lợi thế mà Việt Nam đang có là nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào. Mặc dù Việt Nam được coi là một đất nước phong phú về các loại khoáng sản,

nhưng nếu tính theo mức đầu người thì không phải là nước giàu khoáng sản. Việt Nam có nguồn lao động trẻ dồi dào, tuy nhiên lực lượng này lại chưa quen với lối lao động công nghiệp, dẫn đến kỹ năng làm việc kém hiệu quả hay nói cách khác là sự phối hợp chưa thực sự hiệu quả, việc tiếp cận công nghệ mới còn gặp nhiều hạn chế. Do đó chất lượng lao động không cao, thế nhưng tiền công lao động lại quá cao nếu tính theo năng suất lao động.

Bên cạnh đó là tính chất của vấn đề chính sách công; môi trường thực thi chính sách công; mối quan hệ giữa các đối tượng thực thi chính sách công; tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách công; đặc tính của đối tượng chính sách công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh cao bằng (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)