Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh cao bằng (Trang 50 - 51)

Cao Bằng là tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài trên 333km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Dân số khoảng hơn 53 vạn người, với 08 dân tộc chính cùng sinh sống (trong đó: Dân tộc Tày chiếm 43,03%, Nùng chiếm 29,8%, Mông chiếm 10,58%, Dao chiếm 10,23%, Sán Chỉ chiếm 1,53%, Lô Lô chiếm 0,5%, Kinh chiếm 4,32% và dân tộc khác chiếm 0,01%).

* Về địa hình: tỉnh Cao Bằng có địa hình khá đa dạng, bị chia cắt bởi hệ thống sông, suối khá dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu,... và phức tạp, với diện tích đất tự nhiên 6.724,62 km2

, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên giới có độ cao trung bình từ 600 m - 1.300 m so với mặt nước biển. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh.

* Về khí hậu: khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Có tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới. Đặc điểm này đã tạo cho Cao Bằng những lợi thế để hình thành các vùng sản xuất cây, con phong phú đa dạng, trong đó có những cây đặc sản như dẻ hạt, hồng không hạt, lê, quýt, đậu tương có hàm lượng đạm cao, thuốc lá, chè đắng, cây thạch đen,…

* Về tài nguyên rừng: khá phong phú và được xem là khu vực đặc trưng của kiểu loại rừng ẩm, nhiệt đới, với các loại cây lâu năm như nghiến, hương đá, thông núi,...

* Về tài nguyên khoáng sản: có nhiều loại khoáng sản có giá trị cao về kinh tế như: vàng, thiếc, măng gan, vonfram, sắt... một số mỏ có trữ lượng lớn như: Mỏ thiếc - Tĩnh Túc (huyện Nguyên Bình), Mỏ sắt Ngườm Tráng, Mỏ

sắt Nà Lủng (huyện Hòa An), mỏ sắt Nà Rụa,... Cao Bằng có hệ thống sông ngòi phong phú trên địa hình khá phức tạp, độ dốc lớn như sông Gâm, sông Quây Sơn, sông Bằng Giang, Sông Hiến.... đã tạo cho Cao Bằng có tiềm năng, điều kiện để phát triển thủy điện vừa và nhỏ như: thủy điện Lý Bôn (huyện Bảo Lâm), thủy điện Nà Lòa (huyện Phục Hòa),...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh cao bằng (Trang 50 - 51)