Tình hình về kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh cao bằng (Trang 51 - 54)

Cao Bằng là một tỉnh nghèo và khó khăn, trong những năm qua, được sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương Đảng, Chính phủ và các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, cùng với tinh thần và ý chí quyết tâm vươn lên thoát nghèo, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực từng bước vượt qua khó khăn thử thách và đạt được những thành quả quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân trong 05 năm qua là 9,2%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 20,8 triệu đồng (đứng thứ 12 trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ). Trong từng lĩnh vực sản xuất đã có những tăng trưởng nhất định góp phần củng cố và phát triển KT - XH của tỉnh tính đến hết năm 2017, cụ thể:

- Lĩnh vực nông, lâm nghiệp: có bước tăng trưởng toàn diện, theo

hướng tăng năng xuất, nâng cao chất lượng hiệu quả, bình quân hằng năm đạt 3,8%; tổng sản lượng lương thực đạt trên 270.000 tấn/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 37 triệu đồng/ha.

- Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: tiếp tục được duy trì, Giá trị sản

lượng công nghiệp tăng trưởng bình quân 0,48%/năm. Kết cấu hạ tầng KT - XH được đầu tư, phát triển: 100% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm, 100% số xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm, số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 89,2%; cơ bản các xóm vùng sâu, vùng xa đều có điểm trường tạo thuận lợi cho học sinh đi lại; 100% xã có trạm y tế; 74,3% số xóm có nhà văn hóa; tỷ lệ phủ sóng Đài tiếng nói Việt Nam đạt 98% dân số, tỷ lệ phủ sóng Đài Truyền hình Việt Nam đạt 98% dân số; 100% các xã, phường, thị trấn đã có sóng di động, truy cập được Internet; tỷ lệ điện thoại cố định và điện thoại di động đạt 97 máy/100 dân.

- Lĩnh vực thương mại, dịch vụ: hệ thống thương mại, dịch vụ được mở rộng, mạng lưới chợ được quan tâm đầu tư, lưu thông hàng hóa thuận lợi, cung - cầu hàng đảm bảo. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh năm 2017 đạt 5.716 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 15,6%. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Quốc tế, của khẩu Quốc gia và các lối mở, cửa khẩu phụ, cặp trợ biên giới liên tục tăng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn đến năm 2017 đạt trên 2 tỷ USD, tăng bình quân hằng năm là 30,9%.

- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: mạng lưới trường, lớp tiếp tục được

củng cố, phát triển, chất lượng giáo dục và đào tạo tạo không ngừng được nâng lên. Toàn tỉnh hiện có 664 trường học, giảm 05 trường so với năm 2015, trong đó có 109 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 39 trường so với năm 2015; 199/199 xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập công đồng. Cơ sở vật chất trường lớp được tăng cường đầu tư, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 68,1%, tăng 10% so với năm 2015; bán kiên cố là 25,8%, phòng học tạm là 6,03%.

- Lĩnh vực y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình: mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên được quan tâm củng cố, chất lượng khám chữa bệnh không ngừng được nâng lên. Đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 13 Bác sĩ/vạn dân; đạt 31,4 giường bệnh/vạn dân; 60/199 xã, phường, thị trấn đạt tiêu quốc gia về y tế xã; 85% trạm y tế xã có Bác sĩ; 100% trạm y tế xã thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận sử dụng dịch vụ y tế cơ sở. Tỷ lệ tăng dân số được kiểm soát.

- Lĩnh vực văn hóa, xã hội: các hoạt động văn hóa, thể thao được phát

triển mạnh mẽ, nhiều nét văn hóa, lễ hội truyền thống đặc sắc được giữ gìn và phát huy, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc được quan tâm như: lễ hội Lồng tổng, làng văn hóa dân tộc Tày, làng nghề Phja Chang, đề tài nghiên cứu, siêu tầm dân ca, dân vũ của người Sán Chỉ... Các hoạt động làng văn hóa du lịch cộng đồng, quảng bá hình ảnh, tiềm năng lợi thế về du lịch đối với Thác Bản Giốc và khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Pác Bó đã

được bạn bè, du khách trong nước và quốc tế biết đến. Ngày 12/4/2018, tỉnh Cao Bằng đã được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng trở thành Công viên Địa chất toàn cầu thứ hai ở Việt Nam (sau Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang).

- Lĩnh vực an ninh, quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị và đối

ngoại: triển khai có hiệu quả các Chương trình hành động về Chiến lược

bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân vững chắc, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT - XH với quốc phòng - an ninh. Tổ chức có hiệu quả phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", "Quần chúng tham gia tự quản đường biên, mốc giới, an ninh trật tự xóm bản khu vực biên giới", “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới" trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Các hoạt động đối ngoại luôn đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng. Quan hệ hữu nghị giữa chính quyền địa phương hai tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) ngày càng được mở rộng, tạo môi trường quan hệ đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa Nhân dân hai bên biên giới.

Bên cạnh đó, Cao Bằng có trên 333km đường biên giới với địa hình khá phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở vật chất còn lạc hậu và đặc biệt là chất lượng NNL chưa cao, lao động đã qua đào tạo còn rất hạn chế… những vấn đề này đã gây trở ngại không nhỏ cho quá trình thu hút đầu tư của tỉnh, gây khó khăn không nhỏ cho quá trình phát triển KT - XH. Tuy nhiên, Cao Bằng cũng có nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản phong phú với trữ lượng lớn như vàng, niken, chì, thiếc, quặng sắt,... là lợi thế giúp Cao Bằng phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, du lịch. Trong quá trình hội nhập quốc tế, NNLCLC của tỉnh Cao Bằng ngày càng được củng cố và phát triển, là lực lượng xung kích trong việc thúc đẩy sự phát triển KT - XH. Vai trò của NNLCLC ngày càng được xã hội thừa nhận và đánh giá cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh cao bằng (Trang 51 - 54)