Yếu tố bên trong (chủ quan) * Truyền thông và công luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh cao bằng (Trang 32 - 36)

* Truyền thông và công luận

- Được thể hiện là phản ứng, bình phẩm, quan điểm của Nhân dân được thể hiện dưới hình thức này hay hình thức khác về một hiện tượng hay một vấn đề xã hội hoặc một chính sách công nào đó. Trong khi đó truyền thông là những phương tiện truyền tải, phản ánh những thông tin hay hiện tượng xã hội một cách nhanh chóng. Do vậy, công luận luôn phải chịu ảnh hưởng nhiều của truyền thông.

- Công luận và truyền thông có sự hỗ trợ và cộng hưởng lẫn nhau tạo nên sức mạnh, ảnh hưởng lan truyền đến chính sách và thực thi chính sách.

* Hệ thống giá trị xã hội bao gồm sự đa dạng về văn hóa, tôn giáo, dân tộc, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, các nhóm lợi ích… tất cả đều tạo nên một hệ thống các giá trị xã hội. Quản lý công có nhiều ảnh hưởng rất lớn về hệ thống các giá trị xã hội. Do đó, phải thể hiện sự tồn tại trong sự đa dạng và thỏa thuận hiện tại của hệ thống các giá trị xã hội.

Hệ thống các giá trị xã hội là một yếu tố quan trọng trong xây dựng các chính sách, nhất là chính sách quản lý công, trong đó giá trị là cái ao ước, là biểu hiện của nhu cầu cá nhân hay nhóm xã hội, trở thành mục đích hành động của cá nhân và nhóm xã hội đó. Giá trị có vai trò định hướng chung cho hành động, chuẩn mực là một bước cụ thể hóa cái giá trị, là quy tắc ứng xử, quy định cách thức hành

động của cá nhân và nhóm xã hội, biểu hiện dưới dạng các thể chế thành văn (luật pháp của Nhà nước) hay không thành văn (phong tục, tập quán…). Còn các tiêu chuẩn chính là những khuân mẫu ứng xử trong các tình huống cụ thể cho cá nhân và nhóm xã hội, gắn với thực tế vô cùng đa dạng và phong phú của đời sống hoặc bảo cá nhân hay nhóm xã hội phải làm gì, làm như thế nào.

Như vậy hệ thống giá trị xã hội bao gồm sự đa dạng về văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp, dân tộc, tầng lớp xã hội, các nhóm lợi ích… Tất cả đều tạo nên một hệ thống các giá trị xã hội. Quản lý công cũng vậy luôn chịu ảnh hưởng rất lớn về hệ thống các giá trị xã hội, phải thể hiện sự tồn tại trong sự đa dạng và thể hiện của hệ thống các giá trị xã hội…

* Hệ thống kinh tế là một yếu tố rất quan trọng trong xây dựng chính sách thu hút NNLCLC. Hệ thống kinh tế tác động rất lớn đến việc xây dựng chính sách thu hút NNL. Sự vận động của nền kinh tế kéo theo hàng loạt các vấn đề xã hội mới nảy sinh buộc các nhà hoạch định chính sách phải tính toán xây dựng chính sách vừa giải quyết tình huống mới, vừa lường trước tác động sau này. Khi nền kinh tế càng lớn, càng hiện đại các vấn đề xã hội phát sinh từ lý do kinh tế càng nhiều, càng phức tạp khiến cho đa số chính sách tập trung cho vấn đề kinh tế như lao động việc làm, thương mại, kinh doanh quốc tế, chuyển giao công nghệ, đầu tư, tín dụng, lãi xuất ngân hàng, thị trường chứng khoán, bất động sản…

Trong điều kiện thực tế nước ta hiện nay, hệ thống kinh tế đa dạng và ngày càng phức tạp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước thực tế đó các nhà thiết lập chính sách gặp nhiều khó khăn hơn trong công tác xây dựng chính sách thu hút NNLCLC. Yếu tố kinh tế vừa là mục tiêu chính sách, vừa là phương tiện động lực, đòi hỏi nhà thiết lập chính sách cần phải nghiên cứu cân nhắc kỹ các yếu tố của hệ thống kinh tế.

* Các yếu tố thuộc về bên trong cơ quan thiết lập chính sách

Do chính sách thu hút NNLCLC là kết quả hoạt động của nhiều người từ nhiều cơ quan khác nhau. Quan hệ trong các bộ phận làm chính sách vừa tế

nhị vừa căng thẳng để làm theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Năng lực của chủ thể thiết lập xây dựng chính sách cũng phải được cân nhắc, bên cạnh đó phải đề cập đến năng lực của đội ngũ CBCCVC thực thi chính sách, các mối quan hệ vừa riêng tư của các công chức, vừa chính thức bên trong các cơ quan nhà nước, giữa các cơ quan lập chính sách đều có thể ảnh hưởng đến nội dung, tính chất của chính sách.

Quyền lực của chủ thể lập chính sách được hiểu là khả năng chi phối lãnh đạo đến các bên tham gia xây dựng chính sách trong mối quan hệ vận động phát triển nhằm mục tiêu tổng thể, mục tiêu phát triển chung của chính sách. Trong xã hội dân chủ, quyền lực thuộc về Nhân dân thông qua lá phiếu bầu chọn các nhà lãnh đạo tập trung quyền lực Nhà nước để quản lý xã hội theo định hướng đã định. Quyền lực nhà nước thể hiện qua quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và thể hiện trên các mặt chính trị, kinh tế và pháp lý trong quá trình quản lý xã hội “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công

và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Với địa vị pháp lý của từng cơ quan, các cơ quan

là các chủ thể chính của xây dựng chính sách. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nên mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về Nhân dân, dùng quyền lực để phục vụ lợi ích của Nhân dân, bởi vậy ý chí quản lý của Nhà nước luôn thống nhất với nguyện vọng của Nhân dân. Như vậy chính sách dù thuộc cơ quan nhà nước nào là chủ thể chính đều cần phải được mọi tầng lớp Nhân dân hưởng ứng thực hiện, mang đến tính khả thi cao.

Năng lực hoạch định chính sách của nhà nước được thể hiện trên các mặt như năng lực phân tích, năng lực dự báo chính sách, năng lực phát hiện các vấn đề của chính sách, năng lực lựa chọn các vấn đề kinh tế, xã hội cần phải được giải quyết, khả năng chính trị hóa các vấn đề xã hội, năng lực tham vấn cộng đồng người dân và doanh nghiệp, năng lực đề xuất mục tiêu của chính sách thu hút và các biện pháp giải quyết - công cụ của chính sách.

Nhìn tổng thể, năng lực thiết kế một chính sách trọn gói, năng lực phân tích hoạch định chính sách là rất quan trọng đối với các tổ chức, các nhà thiết lập chính sách. Cuối cùng năng lực thuyết phục cho tính khả thi của chính sách đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn xây dựng chính sách và thực hiện sau này. Đương nhiên là các tổ chức chủ thể chính sách thường xuyên nâng cao năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm chuyên môn xây dựng chính sách sẽ tăng cường chất lượng chính sách. Ngược lại nếu năng lực đội ngũ xây dựng chính sách quá yếu sẽ cho ra những sản phẩm không có tính khả thi, không hợp lý, giảm sút lòng tin của Nhân dân đối với Nhà nước.

Yếu tố năng lực của chủ thể nhà nước trong xây dựng chính sách còn được thể hiện qua các nguồn lực sử dụng cho công tác lập chính sách. Các nguồn lực này không chỉ bao gồm nguồn lực tài chính, NNL rộng lớn trong và ngoài nước mà còn các thiết chế của bộ máy quản lý và bộ máy thi hành công vụ. Trong quá trình xây dựng chính sách các nguồn lực được huy động để thực hiện chính sách, các hạn chế về nguồn lực đều ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách cho phù hợp.

Yếu tố năng lực của đối tượng chính sách phải bàn đến khi xây dựng chính sách. Năng lực của đối tượng chính sách được hiểu biết qua tiềm lực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, mối quan hệ xã hội, trình độ văn hóa… Sự tham gia của đối tượng chính sách là yếu tố quan trọng đến sự thành hay bại của một chính sách. Năng lực của đối tượng chính sách lại ảnh hưởng đến khả năng tham gia mặc dù lợi ích là yếu tố quyết định đến sự tham gia. Bên cạnh đó năng lực thực thi chính sách của đối tượng cũng phải được cân nhắc. Trong thực tế đất nước ta trải dài từ Bắc tới Nam, có sự khác biệt lớn về năng lực của đối tượng chính sách. Do đó các nhà lập chính sách không thể bỏ qua yếu tố này. Bên cạnh đó là yếu tố về mức độ tuân thủ các bước trong quy trình tổ chức thực thi chính sách; năng lực thực thi của đội ngũ CBCCVC trong bộ máy

quản lý Nhà nước; các điều kiện vật chất để thực thi chính sách; sự đồng tình, ủng hộ của người dân và các đối tượng tham gia thực hiện chính sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh cao bằng (Trang 32 - 36)