Thực trạng nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh cao bằng (Trang 54 - 58)

Theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Cao Bằng gồm:

- UBND tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước ở cấp tỉnh. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, gồm các 19 sở, ngành: Nội vụ; Tư pháp; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông vận tải; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Thông tin và Truyền thông; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Ngoại vụ; Thanh tra; Văn phòng UBND tỉnh; Ban Dân tộc tỉnh.

- UBND cấp huyện là cơ quan hành chính nhà nước ở cấp huyện: Cao Bằng có 01 thành phố và 12 huyện (trong đó: có 05 huyện nghèo thuộc chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ- CP của Chính phủ và 01 huyện được hưởng chính sách như huyện nghèo).

- UBND cấp xã là cơ quan hành chính nhà nước ở cấp xã: Cao Bằng có 199 xã, phường, thị trấn (trong đó: 177 xã (có 139/177 xã đặc biệt khó khăn), 08 phường, 14 thị trấn) với 2.487 xóm, tổ dân phố.

2.1.4. Thực trạng nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh Cao Bằng nước của tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn về đường giao thông, kinh tế,... nhưng những năm gần đây Cao Bằng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao trình độ đội ngũ CBCCVC, do đó đội ngũ CBCCVC từ cấp tỉnh đến cấp xã đang từng bước được nâng lên. Theo số liệu thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng, tính đến hết ngày 31/12/2017, tỉnh Cao Bằng có 6.229 CBCC làm việc trong các CQHCNN các cấp, trong đó: cấp tỉnh, huyện là 2.042 người, cấp xã là 4.187 người, cụ thể:

* Số lƣợng và chất lƣợng CBCC cấp tỉnh, huyện theo trình độ đào tạo

Phân theo trình độ đào tạo

Năm 2012 Năm 2017 Số lƣợng (Người) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Người) Tỷ lệ (%) Tổng số CBCC cấp tỉnh, cấp huyện 2.148 2.042 Trình độ chuyên môn Tiến sĩ 2 0,09 3 0,15 Thạc sĩ 76 3,54 173 8,47 Đại học 1.455 68,0 1.574 77,1 Cao đẳng 137 6,38 82 4,02 Trung cấp 423 19,7 187 9,16 Còn lại 55 2,56 23 1,13 Lý luận chính trị Cao cấp, cử nhân 278 12,9 441 21,6 Trung cấp 235 10,9 279 13,7 Sơ cấp 116 5,4 86 4,21

Chưa qua đào tạo 1.519 70,7 1.236 60,5

Trình độ tin học

Trung cấp trở lên 22 1,02 36 1,76

Chứng chỉ 1.241 57,8 1.582 77,5

Chưa qua đào tạo, bồi

dưỡng 885 41,2 424 20,8

Trình độ ngoại ngữ

Đại học trở lên 45 2,09 34 1,67

Chứng chỉ 1.043 48,6 1.461 71,5

Chưa qua đào tạo, bồi

dưỡng 1.060 49,3 547 26,8 Quản lý nhà nƣớc CVCC và tương đương 13 0,61 39 1,91 CVC và tương đương 201 9,4 504 24,7 CV và tương đương 1.285 59,8 1.143 56,0 Còn lại 649 30,2 356 17,4

* Số lƣợng và chất lƣợng của CBCC cấp xã theo trình độ đào tạo

Phân theo trình độ đào tạo

Năm 2012 Năm 2017 Số lƣợng (người) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số CBCC cấp xã 3.732 100 4.187 100 Trình độ chuyên môn Tiến sĩ 0 0,0 0 0,0 Thạc sĩ 0 0,0 10 0,2 Đại học 367 9,8 1.407 33,6 Cao đẳng 144 3,9 329 7,9 Trung cấp 1.704 45,7 2.321 55,4 Sơ cấp 103 2,8 16 0,4

Chưa qua đào tạo 1.414 37,9 104 2,5

Lý luận chính trị

Cao cấp, cử nhân 10 0,3 13 0,3

Trung cấp 1.246 33,4 1.698 40,6

Sơ cấp 190 5,1 867 20,7

Chưa qua đào tạo 2.286 61,3 1.609 38,4

Trình độ tin học

Trung cấp trở lên 0 0,0 37 0,9

Chứng chỉ 2.215 59,4 2.603 62,2

Chưa qua đào tạo 1.517 40,6 1.547 36,9

Trình độ ngoại ngữ

Cao đẳng, đại học trở lên 0 0,0 5 0,1

Chứng chỉ 503 13,5 1.161 27,7

Chưa qua đào tạo 3.229 86,5 3.021 72,2

Quản lý nhà nƣớc

CVC và tương tương 0 0,0 4 0,1

CV và tương đương 80 2,1 283 6,8

Cán sự và tương đương 1.053 28,2 2.503 59,8

Chưa qua đào tạo, bồi dưỡng 2.599 69,6 1.397 33,4

Qua bảng thống kê về số lượng và chất lượng CBCC và báo cáo về đánh giá chất lượng của CBCC ta có thể đưa ra một số nét khái quát về NNL trong CQHCNN tỉnh Cao Bằng như sau:

Trình độ đội ngũ CBCC của tỉnh đã và đang ngày càng được nâng cao cả về chuyên môn, lý luận chính trị, kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ; có năng lực công tác, phẩm chất đạo đức tốt, chủ động khắc phục những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây chính là nhân tố quan trọng góp phần để tỉnh Cao Bằng hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ phát triển KT - XH, an ninh - quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất của người dân.

Là một tỉnh miền núi, dân tộc thiểu số chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số, lực lượng CBCC là dân tộc thiểu số cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn (CBCC cấp tỉnh, cấp huyện là người dân tộc thiểu số chiếm 85,6%, cấp xã chiếm trên 97%), đây là một nỗ lực lớn trong quản lý, quy hoạch và sử dụng CBCC của tỉnh Cao Bằng, đảm bảo cân đối trong cơ cấu thành phần dân tộc, nhất là tỷ lệ CBCC là dân tộc thiểu số ít người trong CQHCNN.

Tuy nhiên, thực trạng đội ngũ CBCC của tỉnh Cao Bằng vẫn còn một số mặt chưa đạt chuẩn, được thể hiện ở một số điểm như sau:

- Đối với CBCC cấp tỉnh, huyện (tính đến 31/12/2017): Số lượng CBCC có trình độ chuyên môn Tiến sĩ, thạc sĩ, chiếm tỷ lệ rất thấp 8,62%, trình độ Đại học chiếm tỷ lệ 77,1% và vẫn còn 13,18% CBCC trình độ cao đẳng, trung cấp; số lượng CBCC chưa qua đào tạo lý luận chính trị còn 60,5%, tin học là 20,5%, ngoại ngữ là 26,8%.

- Đối với CBCC cấp xã (tính đến 31/12/2017): Số lượng CBCC có trình độ trên đại học rất thấp (có 0,2% thạc sĩ và không có tiến sĩ); trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ chủ yếu là 55,4%; đáng quan tâm là vẫn còn tỷ lệ CBCC trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo chiếm 2,9%. Bên cạnh đó, tỷ lệ CBCC chưa qua đào tạo lý luận chính trị vẫn còn 38,4%; chưa qua bồi dưỡng về tin học là 36,9%, ngoại ngữ là 72,2%, quản lý nhà nước là 33,4%.

đáp ứng yêu cầu. Do đó, tỉnh Cao Bằng cần phải tiếp tục được quan tâm thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng NNL trong các CQHCNN, theo đó phải đẩy mạnh việc thu hút và đề ra nhiều giải pháp chính sách trong thực hiện thu hút NNLCLC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh cao bằng (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)