Từ nhiều năm nay, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Cao Bằng luôn coi trọng phát triển NNLCLC của tỉnh, trong đó chú trọng đặc biệt tới thu hút NNL có chất lượng cao về làm việc cho cơ quan, đơn vị ở tỉnh Cao Bằng. Trong văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015 - 2020, để đạt được các chỉ tiêu đề ra, Đại hội xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong nhiệm kỳ, đó là: “Nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách, lề lối làm việc của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp”. Để nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thu hút NNL có chất lượng cao về làm việc tại địa phương, Theo đó, năm 2014, HĐND tỉnh và UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Quy định một số chính sách thu hút, đãi ngộ NNLCLC đến công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 - 2020, cụ thể như sau:
- Nghị quyết số 11/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của HĐND tỉnh Cao Bằng về một số chính sách thu hút, đãi ngộ NNLCLC đến công tác tại cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2015 - 2020.
- Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 của UBND tỉnh Cao Bằng ban hành Quy định một số chính sách thu hút, đãi ngộ NNLCLC đến công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2015 - 2020.
Tuy nhiên, chính sách thu hút NNLCLC đến công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Cao Bằng khi ban hành cũng có những bất cập nhất định, do đó HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 32/2017/NQ-HĐND ngày
08/12/2017 quy định một số chính sách thu hút, đãi ngộ NNLCLC đến công tác tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017 - 2020 (thay thế Nghị quyết số 11/2014/NQ-HĐND). Chính sách mới (Nghị quyết số 32/2017/NQ-HĐND) trên cơ sở kế thừa và phát huy tốt những ưu điểm của chính sách cũ (Nghị quyết số 11/2014/NQ-HĐND), đã mở rộng và điều chỉnh nâng mức hỗ trợ một lần bằng tiền cho các đối tượng được thu hút thay cho chính sách thu hút cũ. Từ thực tế cho thấy, việc thu hút chưa đem lại hiệu quả cao, do đó, để phát huy tốt NNL và đảm bảo NNLCLC của tỉnh, Tỉnh ủy Cao Bằng đã ban hành Đề án số 02 -ĐA/TU ngày 14/9/2016 về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng lãnh đạo quản lý đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý trẻ giai đoạn 2016 - 2020 nhằm nâng cao trình độ đội ngũ CBCCVC. Nhờ vậy, việc cử đào tạo, bồi dưỡng từng bước đã đi vào nề nếp, gắn với quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ; đặc biệt là tập trung đào tạo trình độ sau đại học cho CBCCVC, các cơ sở đào tạo của địa phương, đào tạo gắn với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực thuộc các chương trình trọng điểm, trọng tâm của địa phương.
Trên cơ sở đó, với cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Cao Bằng
=> Chế độ đãi ngộ và chính sách tiền lương
- Về hệ số lương: Căn cứ các quy định về chế độ chính sách tiền lương của Trung ương, tỉnh Cao Bằng áp dụng chế độ tiền lương và các khoản phụ cấp khác theo quy định của pháp luật đối với người được tuyển dụng theo chính sách thu hút, cụ thể như sau:
+ Người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 100% mức lương bậc 02 của ngạch tuyển dụng.
+ Người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 100% mức lương bậc 03 của ngạch tuyển dụng.
+ Năm 2005, tỉnh Cao Bằng vừa ban hành cơ chế thu hút, đào tạo NNL, áp dụng cho 19 ngành nghề, nhóm ngành. Theo đó, cán bộ, công chức của tỉnh khi được cử đi đào tạo vẫn được hưởng nguyên lương và các khoản trợ cấp khác, kể cả việc nâng bậc lương theo quy định của Nhà nước. Cán bộ trong quá trình đào tạo tiến sĩ còn được trợ cấp tiền ôn thi, kinh phí mua tài liệu với mức 900.000 đồng/tháng. Khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ được trợ cấp 01 lần với mức tiền 20 triệu đồng, đối với nữ mức hỗ trợ tăng lên 24 triệu đồng, tốt nghiệp loại giỏi được thưởng thêm 10 triệu đồng.
- Con em người địa phương theo học tại các trường đại học hệ chính quy có kết quả học tập khá, giỏi và cam kết trở về tỉnh công tác ít nhất là 10 năm mà trong quá trình học tập đạt kết quả loại khá được hỗ trợ 500.000 đồng/tháng và loại giỏi được hỗ trợ 01 triệu đồng/tháng. Sinh viên tốt nghiệp loại giỏi còn được ưu tiên xét tuyển thẳng vào biên chế Nhà nước không phải thi công chức. Đối với việc thu hút nhân tài, Cao Bằng cũng thực hiện các cơ chế ưu đãi đặc biệt đối với các đối tượng từ tỉnh ngoài về công tác, nhất là người có trình độ cao. Người có trình độ tiến sĩ sau khi tiếp nhận và bố trí công tác phù hợp còn nhận mức hỗ trợ 01 lần là 50 triệu đồng; Bác sĩ, Dược sĩ chuyên khoa II được hỗ trợ 25 triệu đồng; sinh viên tốt nghiệp loại giỏi được hỗ trợ 10 triệu đồng,...
Tỉnh Cao Bằng đã có cơ chế cho NNLCLC, có chủ trương tuyển thẳng học sinh giỏi ở các trường về làm việc tại tỉnh, kể cả thu hút sinh viên có bằng loại khá thuộc lĩnh vực các ngành kỹ thuật, công nghiệp...; tích cực mở các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ CBCCVC đồng thời giao tổ chức rà soát lại số lượng công chức trên các lĩnh vực để có phương án chủ động trong việc quy hoạch công tác cán bộ.... Song, so với nhu cầu về nâng cao chất lượng NNL thì kết quả trên vẫn còn hạn chế do các đơn vị chưa xây dựng được quy hoạch đào tạo CBCCVC sau đại học; chính sách thu hút còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh; thủ tục tiếp nhận đối tượng thu hút ở một số đơn vị còn phiền hà; tiền lương khối hành chính và khối sự nghiệp còn thấp...
Chính sách này khá toàn diện, bao gồm phát hiện và hỗ trợ ngay từ cơ sở đào tạo, tuyển dụng đặc cách không qua thi tuyển, tiền lương, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng... so với Kết luận số 86 -KL/TW của Bộ Chính trị, chính sách thu hút NNLCLC gắn với quy định trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch,… do tỉnh ban hành chưa đủ mạnh và toàn diện, chủ yếu là trợ cấp về tài chính một lần. Tuy nhiên, chính sách này đã có sự thay đổi so với điều kiện phát triển của địa phương, do đó tỉnh đã ban hành chính sách mới (Nghị quyết số 32/2017/NQ-HĐND) và quy định như sau:
TT Đối tƣợng Mức hỗ trợ
(triệu đồng)
1 Giáo sư; Phó Giáo sư; Tiến sĩ khoa học 200
2 Tiến sĩ; Bác sĩ chuyên khoa II, Dược sĩ chuyên khoa II
thuộc lĩnh vực Y tế; 150
3
Bác sĩ chuyên khoa I, Dược sĩ chuyên khoa I thuộc lĩnh vực Y tế; Bác sĩ nội trú theo quy định của Bộ Y tế; Thạc sĩ tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên;
120
4
Người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước; người tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên.
90
Bảng 2.3. Quy định đối tượng và mức hỗ trợ thu hút, đãi ngộ NNLCLC đến công tác tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017-2020.
Ngoài ra, tỉnh Cao Bằng còn thu hút, đãi ngộ sự đóng góp trí tuệ của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước hoặc nghiên cứu khoa học thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao của từng ngành thì được Tỉnh ủy,
UBND tỉnh cho phép thực hiện thông qua hợp đồng thu hút. Định mức chi cho mỗi hợp đồng thu hút không quá 100 triệu đồng và tối đa không quá 03 hợp đồng thu hút/cơ quan, đơn vị/năm.
=> Chính sách về điều kiện, môi trường làm việc
- Việc bố trí công tác và môi trường làm việc: Việc bố trí sử dụng công chức, viên chức sau thu hút được quan tâm đúng mức, ngoài hình thức thú hút bằng hỗ trợ tài chính một lần, chính sách còn đề ra các cơ quan cần chú trọng tạo môi trường làm việc tốt để người được thu hút phát huy tốt năng lực chuyên môn với những trang thiết bị, phương tiện làm việc thuận lợi để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, được tạo điều kiện để tiếp cận, khai thác thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn và nghiên cứu khoa học.
- Tỉnh Cao Bằng luôn quan tâm bố trí sử dụng hiệu quả NNL có trình độ cao, đồng thời chống các biểu hiện của bệnh cục bộ, kèn cựa, gây khó khăn đối với NNLCLC trong công việc. Những người có trình độ cao được quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu cán bộ trong từng giai đoạn. Chính nguồn lực này đã góp phần trẻ hóa đội ngũ CBCCVC, bổ sung NNL có trình độ, năng lực, dám nghĩ dám làm, góp phần vào sự phát triển KT - XH của tỉnh.
- Tiến sĩ, thạc sĩ và sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của các Trường Đại học tự nguyện về tỉnh chủ trì thực hiện các dự án khoa học và công nghệ trong lĩnh vực ưu tiên khuyến khích của tỉnh, sẽ được đảm bảo đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ làm việc và hưởng lương theo mức thỏa thuận. Có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho cá nhân đã tổ chức các công trình nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn sản xuất và đời sống tại tỉnh Cao Bằng.
- Mặc dù là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng Cao Bằng đã nỗ lực triển khai các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của CQHCNN. Cụ thể, về xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tại Cao Bằng đã có 100% CQHCNN được trang bị mạng máy tính nội bộ, có kết nối Internet băng thông rộng. Qua từng năm số lượng cán bộ, công chức được
trang bị máy vi tính phục vụ công việc ngày càng tăng. Đến nay 100% công chức trong các sở, ban, ngành tỉnh, trên 95% công chức cấp huyện đã được trang bị máy vi tính phục vụ công việc. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã kết nối đến cấp sở, ban, ngành, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh. Tính đến nay, có trên 80% sở, ban ngành cấp tỉnh; các phòng, ban cấp huyện đã phát huy được hiệu quả, xử lý văn bản đến hầu hết qua môi trường mạng. Tỷ lệ văn bản đi, văn bản đến được xử lý qua phần mềm VNPT iOffice 4.0 của các cơ quan trong toàn tỉnh đạt 60%. Các thủ tục hành chính cơ bản đã được giải quyết qua phần mềm “Một cửa” và “Một cửa liên thông”.
- Tạo môi trường làm việc dân chủ, lành mạnh, công bằng, tạo điều kiện làm việc có hiệu quả cho mọi người. Môi trường làm việc đó được xây dựng trên những quy chuẩn làm việc công khai, minh bạch, được mọi người tham gia ý kiến, xây dựng và hoàn thiện, cụ thể như sau:
+ Được bố trí công việc phù hợp với ngành nghề được đào tạo, tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng...;
+ Được tạo điều kiện về môi trường làm việc, đầu tư trang thiết bị làm việc để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao;
+ Được tạo điều kiện để tiếp cận, khai thác thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn và nghiên cứu khoa học;
+ Được tạo điều kiện về giới thiệu quy hoạch, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý.
=> Chính sách đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đối tượng thu hút
- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước sau khi được thu hút nhằm nâng cao trình độ luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh. Trong 02 năm (2016-2017), tỉnh Cao Bằng đã cử đi đào tạo sau đại học trong nước và nước ngoài đối với 82 CBCCVC lãnh đạo quản lý trẻ; cử đi bồi dưỡng các kỹ năng, chuyên môn,… đối với 146 lượt CBCCVC lãnh đạo quản lý trẻ. Qua đó công tác đào tạo, bồi dưỡng từng bước đã đi vào nề nếp, gắn với quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ; đặc biệt là tập trung đào tạo
trình độ sau đại học cho các cơ sở đào tạo của địa phương, đào tạo gắn với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực thuộc các chương trình trọng tâm, trọng điểm của địa phương, nhất là các lĩnh vực của tỉnh Cao Bằng đang cần thu hút, gồm:
TT Lĩnh vực cần thu hút Các chuyên ngành, trình độ
1 Y tế
Bác sĩ chuyên khoa I, II thuộc các chuyên ngành về Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Gây mê hồi sức, Xét nghiệm, Y học cổ truyền, Mắt, Phong, Lao, Tâm thần, Chẩn đoán hình ảnh, Y học dự phòng; Dược sĩ chuyên khoa I; Bác sĩ nội trú. 2 Giáo dục và Đào tạo Tiến sĩ khoa học các chuyên ngành Khoa học
tự nhiên, Khoa học xã hội, Quản lý giáo dục. 3 Văn hóa, Thể thao và
Du lịch
Văn hóa, Du lịch; Biên đạo, Khảo cổ 4 Khoa học và công
nghệ, Thông tin truyền thông
Công nghệ thông tin, An toàn thông tin, Hệ thống thông tin, Điện tử viễn thông, Báo chí, Công nghệ sinh học, Công nghệ vật liệu mới. 5 Kinh tế Kinh tế đối ngoại, Kinh tế quốc tế, Kinh tế đầu
tư 6 Nông nghiệp, Tài
nguyên và Môi trường
Chăn nuôi, Thú y; Tài nguyên nước, Biến đổi khí hậu, Đa dạng sinh học.
7 Giao thông, Xây dựng Kiến trúc, Xây dựng, Cầu đường, Quy hoạch đô thị
8 Tư pháp, Hành chính Khoa học quản lý; Hành chính công hoặc Quản lý công, Quan hệ quốc tế, Ngoại giao, Luật 9
Công tác Đảng, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị xã hội
Xây dựng đảng, Kiểm tra đảng
Bảng 2.4. Thống kê các lĩnh vực, chuyên ngành cần thu hút NNLCLC đến công tác tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017-2020
Qua đó, chất lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ngày càng được nâng cao. Trong 146 cán bộ lãnh đạo quản lý, có 26 người trình độ chuyên môn Thạc sĩ, đại học 116 người; trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân 141 người, trung cấp 01 người; có chứng chỉ Ngoại ngữ và Tin
học từ trình độ A trở lên 142 người; có kiến thức quản lý nhà nước theo chức danh, vị trí việc làm 142 người (trong đó: 29 Chuyên viên cao cấp và tương đương; 104 Chuyên viên chính và tương đương; 09 Chuyên viên và tương đương). Trong 24 cán bộ lãnh đạo quản lý trẻ, 10 người có trình độ chuyên môn Thạc sĩ, 14 người trình độ đại học; 24 người có trình độ lý luận chính trị