phòng, ban so với mức lƣơng, phụ cấp của khối y, bác sĩ và giảng viên là rất thấp.
Từ các đặc điểm trên của viên chức chức khối phòng, ban ở các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế, cho thấy tầm quan trọng của họ và công tác tạo động lực làm việc cho họ là rất cần thiết.
1.3. Tạo động lực làm việc cho viên chức khối phòng, ban ở các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế
1.3.1. Khái niệm
Động lực của viên chức khối phòng, ban ở các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế là sự thúc đẩy khiến cho viên chức làm việc ở các khối phòng, ban có thái độ làm việc hăng say, phát huy hết khả năng và sự sáng tạo đang tiềm ẩn trong họ, nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động đào tạo nhân lực y tế của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế.
Biểu hiện thể hiện động lực làm việc của viên chức khối phòng, ban ở các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế:
Thứ nhất, Mức độ quan tâm và sự hứng thú, hăng say khi tham gia vào công
việc: nhận thức đƣợc yêu cầu của công việc, nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình để sắp xếp quỹ thời gian phù hợp với khối lƣợng công việc đƣợc giao, tìm cách hoàn thành công việc và không ngại bất cứ việc gì đƣợc giao. Hiệu quả, kết quả thực hiện công việc chính là thƣớc đo chính xác nhất về mức độ hoàn thành công việc.
Thứ hai, Mức độ, nỗ lực hoàn thành công việc: tinh thần làm việc cao, tính
tập trung cao độ, cƣờng độ làm việc và luôn khắc phục khó khăn để hoàn thành công việc đƣợc giao.
Mức độ hoàn thành
công việc đƣợc giao =
Khối lƣợng công việc hoàn thành
---
Khối lƣợng công việc đƣợc giao
Thứ ba, Mức độ, hiệu suất sử dụng thời gian làm việc: khi mục tiêu đƣợc xác
lập thì sự kiên trì hoàn thành công việc đƣợc nâng cao hơn, sử dụng hiệu suất thời gian tốt nhất để đạt đƣợc mục tiêu.
Thứ tư, Mức độ tham gia hoạt động chung: tính chủ động sáng tạo trong công việc của ngƣời lao động biểu hiện bằng mức độ tham gia hoạt động chung, tính tự giác làm việc mà không cần sự giám sát chặt chẽ, sự năng động của ngƣời đó, thể hiện ham muốn lao động, nhu cầu cống hiến, sự năng nổ, chịu khó, sự chủ động giải quyết công việc, có trách nhiệm giải quyết công việc và các mối quan hệ với đồng nghiệp.
Thứ năm, Mức độ gắn bó nghề nghiệp: luôn muốn chuyển công tác khác khi
có cơ hội hay mong muốn đƣợc gắn bó với công việc hiện tại, liệu viên chức đã thực sự yêu thích công việc hay nhiệm vụ đƣợc giao hay chƣa, họ có thấy thoải mái khi làm công việc đó và môi trƣờng làm việc có thuận lợi cho việc cống hiến để họ thể hiện năng lực của bản thân hay không. Tổ chức có thể đƣa ra những điều chỉnh chính sách và giải pháp phù hợp đáp ứng nhu cầu của ngƣời lao động, tạo sự hài lòng và gắn kết lâu dài của ngƣời lao động với tổ chức. Qua đó, tổ chức sẽ giữ chân đƣợc các nhân viên có năng lực, giúp đỡ tổ chức thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra.
Thứ sáu, Mức độ trung thành của nhân viên: Công tác tạo động lực đƣợc hoàn thiện giúp ngƣời lao động có tinh thần làm việc hăng say hơn, ngƣời lao động đƣợc hài lòng về các chính sách đãi ngộ nhân viên của tổ chức, tạo sự thỏa mãn cao trong công việc. Tổ chức thực hiện tốt công tác tạo động lực cho ngƣời lao động là nền tảng giúp ngƣời lao động tự nguyện gắn bó với tổ chức, tăng lòng trung thành của họ.
Từ những phân tích về động lực, tạo động lực làm việc và viên chức khối phòng, ban có thể hiểu: Tạo động lực làm việc cho viên chức khối phòng, ban ở các
đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế là quá trình nhà quản lí áp dụng tổng hợp các chính sách, cách thức quản lí, biện pháp khuyến khích nhằm khơi dậy, động viên, thôi thúc viên chức khối phòng, ban tự nguyện, chăm chỉ, hăng say và nỗ lực làm việc để đạt kết quả cao nhất trong công việc.