Động lực làm việc của viên chức khối phòng, ban Học viện Y Dược học cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức khối phòng, ban tại học viện y dược học cổ truyền việt nam (Trang 58 - 66)

cổ truyền Việt Nam

Học viện Y - Dƣợc học cổ truyền Việt Nam là một đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế, có chức năng và nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực Y tế. Với số lƣợng viên chức khối phòng, ban là 88 ngƣời tuy không nhiều song đó là nguồn lực lao động quan trọng, là khối viên chức phục vụ cho hoạt động đào tạo và góp phần phát triển Học viện ngày càng lớn mạnh hơn. Làm thế nào để mỗi cá nhân viên chức đó đều tự nguyện phát huy đƣợc hết khả năng sáng tạo và năng lực của mình trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao? Đây cũng là vấn đề đã và đang đặt ra của tất cả các cơ quan, tổ chức nói chung và của Học viện Y - Dƣợc học cổ truyền Việt Nam nói riêng.

Biểu hiện của động lực đƣợc nhận biết thông qua những hành vi của viên chức nhƣ: Mức độ quan tâm và sự hứng thú, hăng say khi tham gia vào công việc; mức độ hoàn thành công việc; mức độ, hiệu suất sử dụng thời gian làm việc; mức độ tham gia hoạt động chung, hoạt động tập thể; mức độ gắn bó nghề nghiệp.

Để nhận biết đƣợc chính xác về thực trạng động lực làm việc của viên chức khối phòng, ban tại Học viện Y - Dƣợc học cổ truyền Việt Nam và những ƣu, nhƣợc điểm, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại đó, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát đối với 88 viên chức khối phòng, ban của Học viện, và đã tìm hiểu động lực của viên chức qua một số biểu hiện sau:

2.2.2.1. Mức độ quan tâm và sự hứng thú, hăng say khi tham gia vào công việc

Để đánh giá mức độ này, tác giả tiến hành khảo sát viên chức khối phòng ban tại Học viện Y - Dƣợc học cổ truyền Việt Nam và tìm hiểu ở các khía cạnh sau:

Bảng 2.7. Mức độ am hiểu về công việc mà viên chức đang đảm nhận

STT Nội dung Số ngƣời Tỷ lệ %

1. Hiểu rất rõ 20 22.73%

2. Hiểu rõ 56 63.64%

3. Hiểu sơ qua 10 11.36%

4. Không hiểu 2 2.27%

Nguồn: Khảo sát động lực làm việc của viên chức khối phòng, ban

Thứ nhất, mức độ am hiểu về công việc: viên chức khối phòng, ban Học viện

Y - Dƣợc học cổ truyền Việt Nam đã tìm hiểu và hiểu rõ về công việc mình đang làm về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao; cách thức thực hiện những công việc đƣợc giao. Điều đó thể hiện ở kết quả thu đƣợc khi điều tra qua các mức độ là: Hiểu rõ (63.64%); hiểu rất rõ (22.73%). Tuy nhiên vẫn có những viên chức chỉ xác định làm việc trong bộ máy nhà nƣớc mà chƣa tìm hiểu kĩ về công việc mình đang làm nên chỉ hiểu sơ qua (11.36%) và không am hiểu về công việc mình đảm nhiệm (2.27%). Nhƣ vậy đa phần viên chức hiểu rõ về công việc mình đang làm, đồng nghĩa với việc họ sẽ xác định đúng mục đích, phƣơng hƣớng hành động, tránh đƣợc những tình trạng trùng lặp, lồng ghép hay bỏ sót công việc. Nhận thức đúng và đầy đủ về trách nhiệm và nghĩa vụ là yếu tố quan trọng đối với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của mỗi viên chức; giúp họ làm việc một cách khoa học và tiết kiệm đƣợc thời gian (xem bảng 2.7 ở trên).

Bảng 2.8. Điều viên chức hài lòng nhất trong công việc

STT Nội dung Số ngƣời Tỷ lệ %

1. Có điều kiện, môi trƣờng làm việc tốt 15 17.05%

2. Tiền lƣơng, thƣởng ổn định 34 38.64%

3. Công việc phù hợp với năng lực, sở trƣờng 20 22.73% 4. Có cơ hội học tập, nâng cao trình độ, thăng tiến 5 5.68% 5. Công việc có quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng 5 5.68% 6. Đƣợc trao quyền tự chủ khi thực hiện công việc 7 7.95%

7. Lý do khác 2 2.27%

Nguồn: Khảo sát động lực làm việc của viên chức khối phòng, ban Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam

Thứ hai, tác giả tìm hiểu thêm về tâm lý, cảm xúc của viên chức khối phòng,

ban Học viện Y - Dƣợc học cổ truyền Việt Nam về công việc hiện tại qua sự hài lòng của họ về công việc. Kết quả thu đƣợc: 38.64% viên chức hài lòng về sự ổn định của tiền lƣơng, thƣởng; 22.73% viên chức cảm thấy công việc phù hợp với năng lực, sở trƣờng; 17.05% viên chức nhận thấy có điều kiện, môi trƣờng làm việc

tốt và một số cảm nhận khác nhƣ: có cơ hội học tập, nâng cao trình độ, thăng tiến; đƣợc trao quyền tự chủ khi thực hiện công việc; công việc có quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng; lý do khác lại chiếm tỷ lệ thấp thể hiện viên chức chƣa hài lòng về các khía cạnh đó (xem bảng 2.8 ở trên).

Qua phân tích các kết quả điều tra cho thấy, viên chức khối phòng, ban Học viện Y - Dƣợc học cổ truyền Việt Nam chƣa thực sự đƣợc quan tâm. Tỷ lệ viên chức hài trong công việc chƣa nhất quán và rời rạc ở các khía cạnh khác nhau, chƣa gắn kết đƣợc tinh thần chung của tập thể. Tiền lƣơng, thƣởng mới đƣợc viên chức đánh giá là mang tính ổn định, chƣa có sức thuyết phục và chƣa đáp ứng đƣợc đời sống của họ. Chính vì vậy tuy đa phần họ am hiểu về công việc mình đang làm nhƣng chƣa có sự say mê, hứng thú trong công việc, chƣa phát huy hết khả năng, năng lực của bản thân.

2.2.2.2. Mức độ hoàn thành công việc

Muốn hoàn thành công việc tốt thì trƣớc tiên viên chức khối phòng, ban phải hài lòng hoặc chấp nhận công việc mình đảm nhiệm kể cả khi gặp khó khăn hoặc trở ngại không mong muốn.

Bảng 2.9. Mức độ hài lòng của viên chức với công việc hiện nay

STT Nội dung Số ngƣời Tỷ lệ %

1. Rất hài lòng 0 0.00%

2. Hài lòng 15 17.05%

3. Bình thƣờng 28 31.82%

4. Không hài lòng 45 51.14%

Nguồn: Khảo sát động lực làm việc của viên chức khối phòng, ban Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam

Tác giả đã tìm hiểu mức độ hài lòng của viên chức khối phòng ban Học viện Y - Dƣợc học cổ truyền Việt Nam qua nghiên cứu mức độ hài lòng của họ đối với công việc hiện nay và thu đƣợc kết quả nhƣ sau: 51.14% viên chức cảm thấy không hài lòng, 31.82% viên chức cảm thấy bình thƣờng và chỉ có 17.05% viên chức hài lòng với công việc mình đang đảm nhận. Kết qủa này cho thấy họ chƣa thực sự

đƣợc quan tâm về đời sống tâm lý, vật chất và còn gặp nhiều khó khăn (xem bảng 2.9 ở trên).

Khảo sát mức độ hoàn thành công việc của viên chức khối phòng, ban Học viện Y - Dƣợc học cổ truyền Việt Nam, tác giả thu đƣợc kết quả: 5.68% viên chức hoàn thành ở mức độ rất tốt; 65.91% ở mức độ tốt và 28.41% ở mức độ không tốt. Điều này cho thấy hiệu quả công việc chƣa cao (xem bàng 2.10).

Bảng 2.10. Mức độ hoàn thành công việc của viên chức

STT Nội dung Số ngƣời Tỷ lệ %

1. Rất tốt 5 5.68%

2. Tốt 58 65.91%

3. Không tốt 25 28.41%

4. Rất tồi tệ 0 0.00%

Nguồn: Khảo sát động lực làm việc của viên chức khối phòng, ban Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam

Qua khảo sát mức độ hoàn thành công việc của viên chức Học viện Y - Dƣợc học cổ truyền Việt Nam cho thấy, tuy viên chức khối phòng, ban chƣa có đƣợc sự say mê, hứng thú trong công việc nhƣng họ luôn cố gắng hoàn thành đúng công việc theo đúng tiến độ, thậm chí một số viên chức còn vƣợt tiến độ theo kế hoạch, quy định bởi họ tự ý thức đƣợc trách nhiệm của mình đối với công việc. Bên cạnh đó, còn có một trong số ít viên chức chƣa hoàn thành đúng tiến độ do điều kiện vật chất, điều kiện thời gian, do tâm lý lo lắng cho đời sống cá nhân và do cả sự phối, kết hợp móc xích giữa các phòng, ban với nhau làm cho họ chƣa thể toàn tâm toàn ý với công việc đƣợc.

2.2.2.3. Mức độ, hiệu suất sử dụng thời gian làm việc

Để đánh giá đƣợc mức độ, hiệu suất sử dụng thời gian làm việc của viên chức khối phòng, ban tại Học viện Y - Dƣợc học cổ truyền Việt Nam, tác giả đã tiến hành nghiên cứu qua hai khía cạnh sau:

Một là, về mức độ sử dụng thời gian làm việc của viên chức khối phòng, ban

58/88 viên chức sử dụng hoàn toàn thời gian làm việc của mình để giải quyết công việc chuyên môn chiếm tỉ lệ 67.05%; Số còn lại là 23.86% viên chức sử dụng 2/3 thời gian; 6.82% viên chức sử dụng 1/2 thời gian và 2.27% viên chức sử dụng 1/3 thời gian làm việc để giải quyết công việc chuyên môn (xem bảng 2.13).

Bảng 2.11. Mức độ sử dụng thời gian làm việc của viên chức

STT Nội dung Số ngƣời Tỷ lệ %

1. Hoàn toàn thời gian 59 67.05%

2. 2/3 thời gian 21 23.86%

3. 1/2 thời gian 6 6.82%

4. 1/3 thời gian 2 2.27%

Nguồn: Khảo sát động lực làm việc của viên chức khối phòng, ban Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam

Hai là, khung thời gian viên chức làm việc đạt hiệu quả nhất trong ngày. Tác

giả tìm hiểu qua câu hỏi khảo sát đối với viên chức “Thời gian làm việc hiệu quả

nhất đối với ông/ bà là khung giờ nào trong ngày?” và thu đƣợc kết quả: 71.59%

viên chức cảm thấy yêu thích làm việc và đạt hiệu quả ở khung giờ từ 8h - 10h, bởi khung giờ đó con ngƣời cảm thấy thoải mái sảng khoái nhất sau một đêm đƣợc nghỉ ngơi để lấy lại tinh thần.

Bảng 2.12. Khung thời gian viên chức làm việc hiệu quả nhất

STT Nội dung Số ngƣời Tỷ lệ %

1. 8h – 10h 63 71.59%

2. 10h-12h00 12 13.64%

3. 13h00 – 15h00 8 9.09%

4. 15h00-17h00 5 5.68%

Nguồn: Khảo sát động lực làm việc của viên chức khối phòng, ban Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam

Tiếp đó là khung giờ 10h-12h (13,64%), vẫn trong khung giờ làm vệc của buổi sáng, hầu nhƣ sự tập trung và hứng thú khi làm việc đều bị ảnh hƣởng bởi tâm

lý và sức khỏe. Buổi chiều số lƣợng viên chức cảm thấy làm việc hiệu quả vào các khung giờ 13h-15h (9.09%) và 15h-17h (5.68%) là rât ít, do thƣời gian nghỉ trƣa ít, bao gồm cả thời gian ăn trƣa là 60 phút (xem bảng 2.12).

Qua khảo sát mức độ, hiệu suất sử dụng thời gian làm việc cho thấy viên chức khối phòng, ban cần đƣợc quan tâm nhiều hơn nữa về đời sống tinh thần cũng nhƣ đời sống vật chất để tạo bầu không khí vui vẻ giúp viên chức có thêm động lực và sự hăng say để công việc đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

2.2.2.4. Mức độ tham gia hoạt động chung, hoạt động tập thể

Bất kì tập thể nào cũng là một thực thể tập hợp có tổ chức của những ngƣời cùng làm việc theo sự phân công nhiệm vụ rõ ràng nhằm đạt đƣợc những mục tiêu mà từng cá nhân riêng lẻ không thể đạt đƣợc. Hoạt động chung, hoạt động tập thể là hoạt mang tính đoàn kết cao giữa các cá nhân đòi hỏi phải phân phối hợp lý các chức năng sao cho phát triển đƣợc những đặc tính tập thể của cá nhân tránh gây ra ganh đua không lành mạnh.

Tác giả tiến hành khảo sát viên chức khối phòng, ban tại Học viện Y - Dƣợc học cổ truyền Việt Nam về mức độ tham gia của viên chức vào các hoạt động chung và thu đƣợc kết quả: viên chức tham gia vào hoạt động chung rất đông và nhiệt tình, có tới 73.86% viên chức tham gia vào các hoạt động chung, 20.45% là thỉnh thoảng tham gia, số còn lại chƣa bao giờ tham gia ở mức độ rất ít là 5.68% (xem bảng 2.15).

Bảng 2.13. Mức độ tham gia của viên chức vào các hoạt động chung

STT Nội dung Số ngƣời Tỷ lệ %

1. Thƣờng xuyên 65 73.86 %

2. Thỉnh thoảng 18 20.45 %

3. Chƣa bao giờ 5 5.68 %

Nguồn: Khảo sát động lực làm việc của viên chức khối phòng, ban Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam

Ngoài ra, tác giả cũng có tìm hiểu nghiên cứu thêm về tâm lý của viên chức với những cảm nhận của họ sau khi tham gia vào hoạt động chung và thu đƣợc kết quả rất tích cực: có 34.09% viên chức cảm thấy hoạt động chung rất bổ ích;

36.36% cảm thấy hoạt động chung sẽ nâng cao tinh thần đoàn kết, trong một tâp thể có sự đoàn kết cao thì mọi cố gắng đều sẽ đi đến thắng lợi; có 17.05% viên chức cảm thấy hòa đồng hơn với đồng nghiệp và 10.23% cảm thấy bản thân đƣợc nhiều ngƣời nhắc tới, đó là những cảm nhận tốt đối với mỗi cá nhân viên chức bởi sự tích cực, sự tự tin của họ sẽ là động lự giúp họ làm việc tốt hơn; không những vậy có viên chức còn xây dựng thêm đƣợc nhiều mối quan hệ sau khi tham gia các hoạt động chung, hoạt động tập thể của tổ chức. Đặc biệt hơn nữa là tất cả viên chức sau khi tham gia hoạt động tập thể đều thấy bổ ích và sẵn sàng tham gia các hoạt động tiếp theo khi tổ chức yêu cầu (xem bảng 2.14).

Bảng 2.14. Cảm nhận của viên chức sau khi tham gia hoạt động chung

STT Nội dung Số ngƣời Tỷ lệ %

1. Rất bổ ích 30 34.09%

2. Nâng cao tính đoàn kết 32 36.36%

3. Hòa đồng hơn với đồng nghiệp 15 17.05%

4. Bản thân đƣợc nhiều ngƣời nhắc tới 9 10.23%

5. Xây dựng thêm đƣợc các mối quan hệ 2 2.27%

6. Không bổ ích 0 0.00%

7. Không tham gia những lần tiêp theo 0 0.00%

Nguồn: Khảo sát động lực làm việc của viên chức khối phòng, ban Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam

Qua nghiên cứu về mức độ tham gia vào các hoạt động, hoạt động tập thể của viên chức khối phòng, ban Học viện Y - Dƣợc học cổ truyền Việt Nam. Tác giả nhận thấy cần phát huy hơn nữa các hoạt động chung, hoạt động tập thể đối với họ. Bởi lẽ: những tập thể khác nhau sẽ có ảnh hƣởng khác nhau đối với cùng một con ngƣời và cùng một tâp thể có thể có những tác động khác nhau đối với những thành viên khác nhau; mặt khác từng cá nhân cũng có thái độ riêng của mình đối với tác động và áp lực của tập thể. Đa số viên chức khối phòng, ban của Học viện đều có cảm nhận rất tốt sau khi tham gia hoạt động chung và hoạt động tập thể. Đó là thế

mạnh của tinh thần đoàn kết, cần quan tâm đến bầu không khí lành mạnh của tập thể, phát huy hơn nữa các phong trào, các hoạt động tập thể để nâng cao năng suất làm việc, để viên chức hài lòng với công việc và từ đó giúp cho sự phát triển của Học viện ngày càng tốt hơn.

2.2.2.5. Mức độ gắn bó nghề nghiệp

Sự tin tƣởng gắn bó với nghề nghiệp và vị trí việc làm hiện có sẽ phản ảnh mức độ yên tâm công tác, muốn cống hiến lâu dài cho cơ quan, tổ chức. Tác giả khảo sát mức độ gắn bó nghề nghiệp của viên chức qua các khía cạnh sau:

Thứ nhất, công chức có ý định chuyển công tác hay không: qua điều tra cho

thấy có 94,32% viên chức lựa chọn không muốn chuyển công tác, 5.68% viên chức đang phân vân mình có muốn chuyển công tác khi có cơ hội hay không và không có ai trả lƣời ngay rằng họ muốn chuyển công tác. Điều này cho thấy viên chức lựa chọn công việc và chấp nhận công việc hiện tại bởi công việc có tính ổn định cao (xem bảng 2.15).

Bảng 2.15. Ý định chuyển công tác của viên chức

STT Nội dung Số ngƣời Tỷ lệ %

1. Có 0 0.00%

2. Chƣa biết 5 5.68%

3. Không 83 94.32%

Nguồn: Khảo sát động lực làm việc của viên chức khối phòng, ban Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam

Thứ hai, khi đƣợc hỏi về dự định công việc trong thời gian tới, đa phần viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức khối phòng, ban tại học viện y dược học cổ truyền việt nam (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)